6. Kết cấu đề tài:
3.1.3. Tình huống tranh chấp về tư cách thành viên góp vốn, chia lợi nhuận và
và hướng giải quyết:
3.1.3.1. Tình huống:
H, I, T cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH vận tải V. Trong tổng số vốn Điều lệ H và T mỗi người là 1,5 tỷ đồng. I góp 3 tỷ đồng. I được hội đồng thành viên cử làm Chủ tịch kiêm giám đốc công ty. Sau 1 năm hoạt động Hội đồng thành viên đồng ý kết nạp U làm thành viên mới. U góp vốn bằng tài sản là một chiếc tàu vận tải được các thành viên định giá là 3,5 tỷ đồng. Do quá trình làm thủ tục sang tên gặp khó khăn nên các bên nhất trí khi nào thuận lợi thì U sẽ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tàu vận tải trên cho công ty. Thời gian sau công ty chi 500 triệu đồng để U sửa chữa tàu, việc chi này có biên lai xác nhận. Hơn một năm sau nội bộ công ty có tranh chấp nên U đã tự ý bán chiếc tàu ( lúc này vẫn do U đứng tên chủ sở hữu chiếc tàu) và tuyên bố rút khỏi công ty. U cũng cho rằng số tiền công ty bỏ ra để sửa chữa tàu là phần lãi U được hưởng do góp vốn vào công ty.
I đại diện cho công ty TNHH vận tải V đã gửi đơn kiện đòi U tài sản là chiếc tàu và 500 triệu đồng. U lại gửi đơn kiện I và T vì cho rằng I đang là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh và T đang là nhân viên hợp đồng văn
55
phòng UBND huyện D nên việc góp vốn thành lập công ty TNHH vận tải V là vi phạm pháp luật.
Các vấn đề dặt ra cho tình huống trên là:
Việc góp vốn của các thành viên có hợp pháp không ?, chia lợi nhuận
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên ?
3.1.3.2. Giải quyết tình huống :
a) Việc góp vốn của các thành viên, lợi nhuận:
Việc góp vốn của thành viên hoàn toàn hợp hợp pháp khi: - Tư cách góp vốn hợp pháp.
- Tài sản góp vốn hợp pháp.
Trong tình huống trên U không phải là thành viên công ty TNHH vận tải V. có hai lý do để nói U không phải là thành viên của công ty. Điều kiện là thành viên công ty phải có điều kiện:
- Góp vốn bằng tiền mặt thì phải có giấy biên nhận. Góp vốn bằng tài sản đứng tên quyền sở hữu ( chiếc tàu) thì bắt buộc chuyển quyền sở hữu sang tên cho chủ sở hữu mới phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phải đăng ký tiếp nhận thành viên mới với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 33, nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh. Phải đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp này cả hai yếu tố trên đều không thỏa mãn các bên (công ty và U) mới chỉ thỏa thuận riêng chứ chưa đăng ký chủ sở hữu mới, cơ quan có thẩm quyền không biết ( hay nói cách khác luật không hề biết việc thỏa thuận đó của họ).
Vì U không phải là thành viên công ty nên việc U cho rằng số tiền 500 triệu đồng công ty bỏ ra sửa tàu là phần lãi của U được hưởng do góp vốn vào công ty là trái pháp luật. không phải là thành viên công ty mà đòi hưởng quyền lợi . Giả sử nếu U là thành viên của công ty thì việc chia lợi nhuận cũng tương ứng với phần vốn góp.
Về mặt pháp lý: chiếc tàu đó vẫn là của U. Giấy tờ sửa chữa tàu có biên lai xác nhận công ty đứng ra sửa chữa. Do vậy, U phải bồi hoàn lại toàn bộ số tiền sửa chữa chiếc tàu cho công ty.
56
Như vậy, trong tình huống này:
- U phải bồi hoàn cho công ty 500 triệu đồng; chiếc tàu vẫn là của U. - Theo điểm b khoản 2 Điều 13 của luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì T vẫn chưa phải là cán bộ công chức nhà nước.
- Theo khoản 1 Điều 133 của luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì I góp vốn thành lập công ty TNHH vận tải V là không vi phạm pháp luật.
b) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Do U không phải là thành viên công ty nên tranh chấp trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế. Thuộc thẩm quyền của Tòa án dân sự.