Tính chất pháp lý của vốn:

Một phần của tài liệu luận văn luật chế độ pháp lý về vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu đề tài:

2.1.3.2. Tính chất pháp lý của vốn:

Về mặt pháp lý, vốn của công ty là do thành viên đóng góp, là phương tiện để công ty trả nợ. Chủ nợ của công ty có thể là ngân hàng cho vay, nhà cung cấp bán hàng chịu, cơ quan thuế... Đối với chủ nợ, số tiền mà các thành viên bỏ vào công ty chính là sự cam kết lâu dài cho việc đầu tư; nếu công ty bị phá sản, các đòi hỏi của chủ nợ có thể được thỏa mãn bằng số tài sản mà công ty đã mua sắm từ khoản tiền ban đầu này. Thành viên chỉ được lấy những gì còn sót lại từ số tài sản đó24. Như vậy khi số vốn càng lớn thì rủi ro của chủ nợ càng nhỏ. Một chủ nợ nào đó định cho công ty vay mượn, họ sẽ coi số vốn của công ty như là một trong những yếu tố để quyết định việc cho vay hay không và theo những điều kiện nào.

Như một công ty đã hoạt động thì lúc nào nó cũng có thành viên và chủ nợ, hai loại người này cùng quan tâm đến tài sản của nó. Tuy cùng trông vào một tài sản, nhưng ước vọng của họ khác nhau. Chủ nợ muốn công ty trả nợ được càng nhiều càng tốt; còn thành viên lại lo nếu công ty trả hết tiền đi thì họ sẽ không còn gì nữa. Cả hai đều đã bỏ tiền vào công ty. Nhưng tính chất công việc của họ lại khác nhau: một bên cho vay, một bên đầu tư; và sự trông đợi của họ cũng không giống nhau: một bên thì mong trả gốc và lãi, một bên thì mong chia lợi nhuận. Do hai quyền lợi trái ngược nhau này nên luật cần phải dần xếp sao cho ổn thỏa đối với cả hai bên.

24 Theo luật phá sản doanh nghiệp 2004.

30

Tương quan giữa chủ nợ và con nợ mà ta đã biết khi đề cập tính trách nhiệm hữu hạn của công ty. Khi con nợ thiếu tiền ai thì nó sẽ đưa tài sản của mình ra để trả nợ; vậy là, nếu có nắm một tài sản nào đó thì nó chỉ được lấy lại tài sản kia sau chủ nợ, hay là quyền của họ đối với số tài sản của mình phải đi sau các chủ nợ. Mặt khác, giữa các chủ nợ với nhau, khi phân chia tài sản cũng phải xếp hàng theo một thứ tự là chủ nợ ưu tiên sẽ lấy trước chủ nợ thường. Vậy khi một người nào đó nợ ai đó, thì họ phải lấy tài sản của mình trả cho những chủ nợ ưu tiên trước sau đó trả cho chủ nợ thường và cái còn lại mới đến lượt mình. Nói cách khác, nếu công ty là một con nợ thì thành viên- người góp vốn, lời ăn lỗ chịu- chỉ được lấy lại tài sản của công ty sau các chủ nợ. Trên cơ sở này, mỗi bên đều có những mối bận tâm hay quyền lợi khác nhau.

2.2.Các hình thức góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên : 2.2.1.Chủ thể góp vốn:

Luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 đã phân chia nhà đầu tư thành 2 chủ thể bao gồm: người được quyền thành lập và người chỉ được quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Về nguyên tắc chủ thể đầu tư đương nhiên được quyền góp vốn; không có quyền thành lập thì vẫn có quyền góp vốn.

Chủ thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên . Các chủ thể mà luật cho phép được quyền thành lập công ty gọi là thành viên sáng lập25. “ Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty TNHH”26.

Khoản 1 Điều 13 luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “ Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định này...”, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 88/2006/NĐ-CP: “Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân và tổ chức được nhà nước bảo hộ”. Điều này có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền góp vốn thành lập công ty và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên cũng có một số chủ thể không được phép thành lập quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên . Theo quy định tại khoản 2 Điều 13

25 Khoản 3 Điều 18 luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009. 26 Khoản 10 Điều 4 luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 .

31

của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác.

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Như vậy, theo luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 có 7 đối tượng không được phép thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Trong đó, có đối tượng bị cấm vĩnh viễn, có đối tượng bị cấm trong một thời gian. Việc cấm một số đối tượng thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này có nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội và bản thân nhà đầu tư, qua đó bảo đảm thị trường lành mạnh, có hiệu quả. Tuy nhiên, những đối tượng bị cấm thành lập công ty nhưng vẫn có quyền góp vốn vào công ty và tuân theo quy định của pháp luật về vốn.

Chủ thể góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

So với đối tượng được phép thành lập, thì đối tượng góp vốn vào doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH 2 thành viên trở lên nói riêng rộng hơn. Điều này thể hiện chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực của mọi người dân vào sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. Quyền góp vốn được quy định tại khoản 3 Điều 13 của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009:

32

theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, trừ những trường hợp sau:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2.2.2.Hình thành vốn bằng tài sản, định giá, chuyển quyền sở hữu tài sản, thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận góp vốn.

Một phần của tài liệu luận văn luật chế độ pháp lý về vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)