Các tính chất của vốn:

Một phần của tài liệu luận văn luật chế độ pháp lý về vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Trang 28 - 32)

6. Kết cấu đề tài:

2.1.3. Các tính chất của vốn:

Nói về tính chất của vốn đối với công ty, theo luật pháp của các nước phát triển mà luật doanh nghiệp ta chấp nhận, hay có vẻ như là chấp nhận, thì vốn của doanh nghiệp có hai tính chất . Một là, về mặt pháp lý, vốn là số tiền để đảm bảo cho việc công ty trả nợ. Hai là, về mặt kinh tế, vốn là phương tiện kinh doanh. Hai tính chất này của vốn được luật pháp đối xử khác nhau.

Để trả nợ, vốn bị giới hạn chặt chẽ, công ty sử dụng nó phải tuân theo một số quy định. Nhưng để là phương tiện kinh doanh, luật cho công ty được rộng tay

18 Tờ trình về dự án luật doanh nghiệp, ngày 23/04/1999 của Chính phủ trình lên Quốc hội trang 15. 19 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp

26

sử dụng nó. Công ty có thể thu nó vào mình, rồi trả nó ra, tăng nó lên, giảm nó xuống, đảo nợ... tùy theo nhu cầu kinh doanh, miễn sao lời lãi và đừng bị phá sản. Ta có thể hình dung vốn của công ty như một quả nhãn đã bóc vỏ. Cái hột của quả nhãn là phần vốn dùng để bảo đảm trả nợ, phần thịt của quả nhãn là vốn đi vay, lãi chưa chia, quỹ dự trữ... Trong kinh doanh, phần thịt của quả nhãn có thể nở lên rất to như nhãn tiêu vậy nhưng cái hột vẫn không đổi. Khi nói đến tính chất pháp lý của nó là ta xem xét cái hột; lúc nói đến khía cạnh kinh doanh là bàn về phần thịt. Phần thịt có thể rất lớn nhờ kinh doanh.20

2.1.3.1.Tính chất kinh tế của vốn:

Về mặt tài chính, khi dự định thành lập công ty, người sáng lập coi nó như là một dự án của mình. Khi công ty đã hoạt động, mua sắm thêm máy móc, nhà xưởng.... thì mỗi việc đó đều được xem là một dự án. Khi lập mỗi dự án- ngoài những việc khác- công ty còn phải tính toán về mặt tài chính, tức là giải quyết về mặt đồng vốn, vay mượn cách nào, chi trả ra sao, để có lời lãi. Kỹ thuật tính toán tài chính có thể tóm tắt như sau:21

Trước hết, người ta lập một bản nghiên cứu khả thi để quyết định xem dự án đó sẽ có lời hay không dựa trên quy mô và cơ cấu của dự án, chi phí sản xuất và thời điểm chi tiêu cùng số tiền phải bỏ ra mỗi lần. Các yếu tố sau được sử dụng cho việc quyết định:22

a) Tổng số tiền phải bỏ ra để đầu tư

( I ) Ước tính tổng số vốn lưu động cần có ( II ) Ước tính tổng số vốn cố định

( III ) Tổng vốn đầu tư b) Nguồn tài trợ

( I ) Cấu trúc vốn vay là bao nhiêu / mình bỏ ra bao nhiêu; lấy từ đâu.

( II ) Lãi phải trả

c) Chi phí sản xuất, chia theo phí khả biến và bất biến.

20 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, Nxb tri thức/ trang 123.

21 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, Nxb tri thức/ trang 126-127.

22 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, Nxb tri thức/ trang 127.

27

d) Đánh giá tài chính, dựa vào các yếu tố được ước tính ở trên cùng với doanh thu dự kiến, để xem dự án có thể tồn tại về mặt thương mại hay không theo các công thức:

( I ) Thời gian hoàn vốn ( II ) Tỷ suất lợi nhuận đơn giản ( III ) Điểm hòa vốn

( IV ) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

Công việc này dành cho các chuyên viên tài chính, kỹ sư... với mục đích của mình, chúng ta chỉ cần biết sơ đồ mô tả các yếu tố để từ đó tính ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn bỏ ra như sau:23

23 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, Nxb tri thức/ trang 128.

28 SƠ ĐỒ 7 8 10 9 Chi phí lao động Trực Tiếp 2 Chi phí Lao Động Gián Tiếp 3 Chi phí chung(cơ Sở, văn Phòng) 4 Vốn Lưu Động 6 Vốn tự có Nguyên vật Liệu 1 Khấu Hao( máy Móc, nhà Xưởng) 5 Chi phí điều hành Khấu hao Trả lãi Tổng chi phí sản xuất Lợi tức Doanh thu kế hoạch Chi phí phân phối và bán hàng Vốn lưu động Lợi tức Đi vay Tổng vốn đầu tư Chi phí trước khi

đầu tư Vốn cố định

Tỷ lệ hoàn vốn Lãi / Lỗ

29

Các nguồn gây ra lời lỗ của công ty nằm trong khung 8; từ khung 8 nhìn ra, ta thấy nguồn thu của nó đi vào từ khung 7, chi phí của nó bắt đầu đi vào từ các khung 1-5. Vốn mà chủ dự án đã bỏ ra phải lấy, và tiền vay phải trả được nêu ở khung 6 và 10. Kết quả lời lãi của dự án nằm ở khung 9.

Khi dự án được xem là có lời lãi, hiểu theo nghĩa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và có lãi trước khi đóng thuế lợi tức thì người chủ sẽ lập công ty để gom vốn thực hiện dự án. Đối với một công ty, trừ khai đoạn đầu tiên thành viên phải bỏ vốn ra để công ty có vốn Điều lệ; sau này khi công ty đã hoạt động thì họ có thể huy động vốn ngắn hạn từ ngân hàng hoặc dài hạn.

Một phần của tài liệu luận văn luật chế độ pháp lý về vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)