6. Kết cấu đề tài:
3.1.1.2. Giải quyết tình huống:
a) Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ:
Khoản nợ của công ty N đối với B ( thể hiện qua giấy nhận nợ ) theo pháp luật Việt Nam được xem là một tài sản, cụ thể là quyền tài sản.
47
vốn vào công ty nếu các thành viên nhất trí và được ghi vào Điều lệ công ty. Khoản 4 Điều 4 luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 quy định : “ Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty”.
Khoản nợ của công ty N được các thành viên nhất trí thỏa thuận là phần vốn góp của B đối với công ty TNHH Z, được B chuyển nhượng cho công ty TNHH Z theo đúng quy định của pháp luật và đó được ghi vào Điều lệ công ty TNHH Z. Do vậy khoản nợ này là phần vốn góp hoàn toàn hợp pháp của B cho công ty TNHH Z.
Việc công ty TNHH Z không đòi hết được số nợ từ công ty N không làm phát sinh trách nhiệm của B vì khoản nợ này đã được chuyển nhượng cho công ty TNHH Z kể từ khi công ty TNHH Z được thành lập. Việc công ty N lâm vào tình trạng phá sản hơn một năm sau khi khoản nợ đã được chuyển nhượng hoàn toàn độc lập với việc chuyển nhượng trên. Khi các thành viên đó thỏa thuận để chấp nhận một khoản nợ là một phần vốn góp, các bên có trách nhiệm phải biết rằng, đó là một khoản nợ thì có thể đòi được nhưng cũng có thể không đòi được. Thực tế, các thành viên đó định giá quyền đòi nợ là 2 tỷ đồng trong khi khoản nợ của công ty N là 2,1 tỷ đồng, có nghĩa là các thành viên đó dự trữ một khoản phí cho rủi ro có thể xảy ra ( cụ thể ở đây là 100 triệu đồng ) khi không đòi được nợ. Thực tế, trong quá trình hoạt động, công ty N đã trả trước được số nợ tương đương với số tiền là 1 tỷ đồng và công ty TNHH Z đã tiếp nhận khoản nợ này. Do vậy, phần vốn góp của B là hoàn toàn hợp pháp và không có cơ sở để
buộc B phải chịu trách nhiệm về khoản nợ còn lại không đòi được của công ty TNHH Z.
Do đó, B được hưởng phần lợi nhuận đúng theo tỷ lệ trong vốn Điều lệ công ty (tức là 800 triệu lãi này B chiếm 40% là 320 triệu đồng)
b) Việc định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế:
Phần vốn góp của C trong công ty được các thành viên định giá là 2 tỷ đồng. Mặc dù việc định giá được tiến hành theo nguyên tắc thỏa thuận, nhất trí
48
của các thành viên thành lập công ty TNHH Z nhưng đã vi phạm quy định của luật doanh nghiệp 2005 ( khoản 2 Điều 30 luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009) khi cố ý định giá ngôi nhà ( là tài sản góp vốn ) lớn hơn giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn.
Thông tin về con đường sẽ được mở rộng, nâng cấp hay những thông tin tương tự không được xem là căn cứ hợp pháp để định giá trị tài sản cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm góp vốn.
Khoản 2 Điều 30 của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “ Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.
Do trong trường hợp này công ty đang có lãi ( chưa phát sinh trách nhiệm vật chất), thì C được hưởng phần lợi nhuận đúng theo tỷ lệ trong vốn Điều lệ ( chiếm 40%) tức là phần lợi nhuận C được hưởng là 320 triệu đồng. Sau đó C và các thành viên trong công ty TNHH Z phải định giá lại giá trị ngôi nhà là tài sản góp vốn của C một cách chính xác, trung thực theo thời điểm giá thị trường góp vốn, đồng thời đăng ký thay đổi vốn Điều lệ công ty, và căn cứ vào vốn Điều lệ để chia lợi nhuận của từng thành viên.