Tình huống tranh chấp về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, hướng giả

Một phần của tài liệu luận văn luật chế độ pháp lý về vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Trang 52 - 57)

6. Kết cấu đề tài:

3.1.2. Tình huống tranh chấp về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, hướng giả

hướng giải quyết trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bình luận và lưu ý:

3.1.2.1. Tình huống:

E, F, L cùng góp vốn thành lập công ty TNHH M, chuyên sản xuất kinh doanh Gas và các loại khí đốt với số vốn Điều lệ là 5 tỷ đồng. Thủ tục thành lập công ty được tiến hành theo quy định của luật doanh nghiệp 2005. Trong thỏa thuận góp vốn do các thành viên nhất trí ký biên bản thì E góp 1 tỷ đồng bằng tiền mặt ( chiếm 20% vốn Điều lệ công ty ), F góp vốn là 3 tỷ đồng ( chiếm 60% vốn Điều lệ của công ty ) trong đó phần vốn là mặt bằng, nhà xưởng và một số thiết bị sản xuất được các thành viên thỏa thuận định giá là 2 tỷ đồng, 1 tỷ đồng bằng tiền mặt. L góp 1 tỷ đồng vốn bằng tiền mặt ( chiếm 20% vốn Điều lệ của công ty ).

Theo Điều lệ của công ty thì E là Giám đốc của công ty, F là chủ tịch Hội đồng thành viên và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự như luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009.

Sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do F không có đủ vốn bằng tiền mặt nên F đã nhượng lại phần vốn góp của mình là 1 tỷ đồng bằng tiền mặt cho K. F cho rằng mình là chủ tịch Hội đồng thành viên, là người đại diện theo pháp luật của công ty, vả lại là thành viên góp vốn nhiều nhất. Do vậy, F đã không thông báo trước việc chuyển nhượng vốn của mình cho hai thành viên còn lại. F đã lập một hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, trong đó F vừa ký với tư cách người chuyển nhượng vốn vừa với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty xác nhận việc chuyển nhượng này.

Công ty hoạt động được một thời gian thì giữa các thành viên trong công ty xảy ra những bất đồng sâu sắc về vấn đề vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp.

50

E kiện F ra Tòa, không thừa nhận phần vốn góp của F vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng vẫn mang tên F. F chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu các tài sản này cho công ty. Trong đơn kiện của mình. E cũng yêu cầu Tòa bác tư cách thành viên của K vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn của F cho K là bất hợp pháp.

Trong đơn khởi kiện, F cũng không thừa nhận phần vốn góp bằng tiền mặt của E vì chưa có chứng cứ gì chứng minh E đã tiến hành góp vốn cho công ty. Đưa ra chứng cứ chứng minh phần góp vốn của mình, F xuất trình hợp đồng xây dựng nhà xưởng với công ty xây dựng G trong đó công ty TNHH M là một bên đứng tên trong hợp đồng này, ngoài ra F còn xuất trình bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng của công ty M do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp. Dựa trên những cơ sở này, F cho rằng đây là những chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình.

Còn E cho rằng mình đã góp đủ 1 tỷ đồng vốn bằng tiền mặt đối với công ty TNHH M, đưa ra bằng chứng bằng việc xuất trình tờ phiếu thu trong đó E tự nộp và tự xác nhận phần vốn góp đã nộp của mình.

Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã thụ lý và xét xử:

 Các vấn đề đặt ra qua tình huống trên:

 Thủ tục, trình tự chuyển quyền sở hữu tài sản, vốn góp của người góp vốn cho công ty sau khi công ty được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ?

 Thủ tục kết nạp thành viên và chuyển nhượng một phần vốn góp trong công ty TNHH M ?

3.1.2.2. Giải quyết tình huống:

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 ( Điều 29 ), sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn vào công ty TNHH M phải tiến hành các thủ tục sau:

- Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

51

- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn Điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 thì: “ Phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty”.

Như vậy, với tình huống trên, mặc dù F cam kết góp vốn bằng mặt bằng, nhà xưởng của mình nhưng F chưa làm đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 để chuyển quyền sở hữu các tài sản này sang cho công ty. Bằng chứng là các giấy tờ về quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu nhà xưởng vẫn đứng tên của F. Các bằng chứng mà F đưa ra như hợp đồng xây dựng nhà xưởng, bộ hồ sơ hoàn công đứng tên của công ty không phải là những bằng chứng hợp pháp để chứng tỏ quyền sở hữu của công ty TNHH M đối với những tài sản đó.

Đối với trường hợp góp vốn của E, theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, khi góp vốn bằng tiền mặt, người góp vốn được xem là hoàn thành nghĩa vụ góp vốn khi có biên bản giao nhận tiền với công ty, trong biên bản đó phải có đầy đủ những nội dung chủ yếu theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, phải có chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty. Điều lệ công ty TNHH M quy định rằng người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên ( là F ). Do vậy, tờ phiếu thu của E xuất trình trong đó E tự xác nhận cho việc góp vốn của mình là hoàn toàn không hợp pháp.

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 ( Điều 39 ), khi các thành viên của công ty TNHH M góp đủ vốn đã cam kế thì sẽ được công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn

52

góp là cơ sở chính thức để xác nhận phần vốn góp và việc hoàn thành trách nhiệm góp vốn của thành viên đó.

Trong trường hợp trên, do thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản của E và F đều chưa hợp pháp nên E và F phải tiến hành đầy đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật. Cụ thể, E phải lập biên bản bàn giao tài sản góp vốn cho công ty, với những nội dung chủ yếu theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 tại Điều 29 và phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

F phải làm đầy đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu các tài sản góp vốn là mặt bằng, nhà xưởng,... của mình sang cho công ty tại các cơ quan nhà nhà nước có thẩm quyền. Việc góp vốn bằng các tài sản có đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đất chỉ được xem là hoàn thành khi các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đứng tên của công ty.

Thành viên nào đã góp đủ phần vốn đó cam kết của mình, Hội đồng thành viên cần tiến hành cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên đó. Theo quy định khoản 2 Điều 39 của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 thì trường hợp thành viên nào chưa thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản thì được coi như thành viên đã chưa góp vốn hoặc góp vốn chưa đầy đủ; số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đối với công ty, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn phần vốn đó cam kết của mình.

b) Về thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH M

Theo quy định tại Điều 44 của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác sau khi đã chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Các thành viên trong công ty chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Như vậy, với tình huống nêu trên, việc F làm hợp đồng chuyển nhượng một phần vốn góp của mình cho K mà không thông báo và chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại là vi phạm luật doanh nghiệp 2005 được sửa

53

đổi bổ sung 2009. Do vậy, tư cách thành viên và phần vốn góp của K không được công nhận và hợp đồng chuyển nhượng phần vốn của F cho K bị vô hiệu. Ngoài ra, việc thay đổi thành viên công ty mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi là không hợp pháp theo Điều 26 của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009.

Trường hợp này, nếu vẫn tiếp tục chuyển nhượng phần vốn góp đó, F phải chào bán phần vốn góp này cho các thành viên còn lại, nếu các thành viên đó không mua hoặc mua không hết thì F mới có quyền chuyển nhượng cho K ( việc chào bán phần vốn cho các thành viên và K phải có cùng điều kiện). Việc chuyển nhượng phải thông báo trước cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo như quy định của pháp luật. Nếu không muốn chuyển nhượng nữa thì F phải có trách nhiệm góp đủ số vốn đó cam kết trong Điều lệ công ty.

3.1.2.3. Bình luận và lưu ý:

 Yêu cầu phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty là yêu cầu rất quan trọng. Khi công ty được thành lập, một pháp nhân độc lập đã được hình thành, pháp nhân đó có tài sản, quyền hạn và trách nhiệm độc lập và tách biệt với những người góp vốn. Khi thành viên góp vốn vào công ty, tài sản góp vốn thuộc sở hữu của công ty, thành viên của công ty có quyền sở hữu công ty tương ứng với phần tài sản góp vốn ( không phải sở hữu tài sản đã góp vốn )

 Theo quy định, việc góp vốn được xem là hoàn tất khi tài sản góp vốn đó được chuyển quyền sở hữu hợp pháp cho công ty. Cụ thể, đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì việc góp vốn được xem là hoàn tất khi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất đó được đứng tên sở hữu bởi công ty một cách hợp pháp. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì việc góp vốn được xem là hoàn tất khi đã có biên bản giao nhận hợp pháp giữa người góp vốn và công ty.

 Khi tài sản góp vốn chưa được chuyển quyền sở hữu cho công ty thì thành viên đó được xem là chưa góp vốn hoặc góp vốn chưa đầy đủ. Theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh do không

54

góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

 Căn cứ để xác định thành viên công ty đã góp đủ vốn là Giấy chứng nhận phần vốn góp. Theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009, tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu như sau: tên, trụ sở công ty, số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn Điều lệ của công ty, tên, địa chỉ của thành viên; phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp; chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

 Để tránh những tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra, các thành viên khi góp vốn vào công ty cần ý thức và thực hiện đúng các quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty, cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên.

Một phần của tài liệu luận văn luật chế độ pháp lý về vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)