6. Kết cấu đề tài:
2.2.2.1. Hình thành vốn:
Góp vốn bằng tài sản là hình thức góp vốn quan trọng nhất bởi không có tài sản thì công ty không thể hoạt động được. Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp làm vốn của công ty, với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản có thể được chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp, bởi góp vốn là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những quy tắc chung có liên quan đến việc chuyển giao tài sản.
Theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự 2005: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu.... Theo quy định tại Điều 181 của Bộ luật dân sự 2005: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Vậy quyền tài sản như: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng...
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 thì “ góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do các thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”. Giá trị quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 4 luật sở hữu trí tuệ năm 2005: “quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với
33
giống cây trồng”.
Theo quy định ở trên thì một số tài sản khác có thể dùng vào góp vốn được quy định trong Điều lệ như: động sản và bất động sản. Tại khoản 1 Điều 174 của Bộ luật dân sự 2005 quy định: “ Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai ; các tài sản khác do pháp luật quy định”, tại khoản 2 của Điều này: “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”, nếu các tài sản này hợp pháp được chuyển giao trong giao dịch dân sự và được các thành viên sáng lập chấp nhận thì xem là góp vốn thành lập của công ty.
Khi góp vốn, số vốn do thành viên góp và ghi vào Điều lệ công ty gọi là phần vốn góp.
Khi thành viên đã ghi phần vốn góp vào vốn Điều lệ công ty thì về mặt pháp lý, coi như các thành viên đã góp đủ vốn, công ty có tài sản với giá trị bằng vốn Điều lệ. Chủ nợ có quyền tối thiểu đòi công ty thanh toán cho đến mức bằng giá trị thực của vốn Điều lệ. Còn thời điểm góp vốn là “ công việc nội bộ” giữa các thành viên và các thành viên đối với công ty. Công ty có thể yêu cầu thành viên thực hiện góp vốn theo tiến độ kế hoạch kinh doanh của công ty. Giả sử xảy ra trường hợp công ty có thành viên chưa nộp đủ vốn góp, không thanh toán đủ nợ đến hạn thì chủ nợ cứ đòi nợ với công ty, còn công ty yêu cầu thành viên đó góp đủ vốn để thanh toán nợ. Tóm lại, ở đây cần tách bạch hai mối quan hệ trong xem xét vốn Điều lệ. Đối với chủ nợ, vốn đó coi như đã góp, còn đối với thành viên thì vốn đó có thể mới chỉ là cam kết góp.