Kỹ thuật lấy bệnh phẩm đờm và dịch màng phổi: Kỹ thuật lấy bệnh phẩm đờm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của kỹ thuật pcr phát hiện trực tiếp mycobacterium tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm (Trang 34 - 35)

- Phân loại dựa vào khả năng gây bệnh cho người và các động vật: Vi khuẩn lao người, vi khuẩn lao bò, vi khuẩn lao chim, vi khuẩn lao chuột.

2.5.1.Kỹ thuật lấy bệnh phẩm đờm và dịch màng phổi: Kỹ thuật lấy bệnh phẩm đờm

Kỹ thuật lấy bệnh phẩm đờm

- Số mẫu đờm cần lấy: Cần lấy ít nhất 3 mẫu đờm cho một bệnh nhân nghi mắc lao phổi.

Mẫu đờm 1: Lấy tại chỗ khi bệnh nhân đến khám.

Mẫu đờm 2: Sau khi lấy đờm tại chỗ để có xét nghiệm đờm lần thứ nhất. Mẫu 3: Lấy tại chỗ khi bệnh nhân mang mẫu đờm thứ hai tới.

Kỹ thuật chọc dò dịch màng phổi:

- Tư thế bệnh nhân và thầy thuốc:

+ Cho bệnh nhân ngồi kiểu cưỡi ngựa trên ghế tựa, 2 tay khoanh trên vai ghế, trán đặt vào tay để lưng cong ra sau. Có thể cho bệnh nhân ngồi trên giường, tay ôm một cái chăn bông để lưng cong ra sau. Trường hợp bệnh nhân mệt, có thể nằm ở tư thế Fowler.

+ Thủ thuật viên ngồi đối diện với mạn sườn định chọc dò. Trợ thủ viên đứng bên cạnh để phụ.

- Khám phổi để xác định vị trí đâm kim, thường là ở gian sườn 9 đường nách sau (nơi có túi cùng màng phổi). Sau đó sát trùng và chải săng có lỗ.

- Gây tê theo lớp: từ da, tổ chức dưới da, cơ, đến màng phổi lá thành.

- Chọc kim tại điểm gây tê, thẳng góc với thành ngực và đâm lướt bờ trên của xương sườn. Khi kim qua màng phổi lá thành sẽ có cảm giá sựt và nhẹ tay hơn. Hút thử nếu thấy có dịch thì hút tiếp khoảng 10 - 20 ml dịch để xét nghiệm (cần phải xét nghiệm ngay từ những bơm tiêm hút ra đầu tiên). Những xét nghiệm cần làm là: sinh hoá, tế bào, vi trùng. Sau đó nếu là hút tháo dịch thì có thể dùng máy hút hoặc bơm tiêm to. Phải hút chậm và đảm bảo hút kín bằng hệ thống van 3 chiều. Mỗi lần hút không quá 800 ml. Nếu cần có thể hút lại lần 2 trong ngày, sau 12 giờ.

- Khi ngừng thủ thuật thì rút kim, sát trùng rồi day tại chỗ một lát, rồi băng lại. Theo dõi mạch huyết áp được thực hiện trước và sau khi làm thủ thuật [3, 4, 21].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của kỹ thuật pcr phát hiện trực tiếp mycobacterium tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm (Trang 34 - 35)