Đối với những hành vi sai lệch về về chuẩn mực luật pháp và chính trị đã có các cơ quan chuyên trách uốn nắn, điều chỉnh và trừng phạt. Lọai chuẩn mực này đã thế chế thành văn bản và được giám sát thực hiện bằng hệ thống các tổ chức các ơ quan từ trung ương đến cơ sở
Đối với các hành vi sai lệch về chuẩn mực đạo đức, phong tục, rtuyền thốngthì được uốn nắn, giám sát bằng dư luận xã hội . Các lọai chuẩn mực này không được thể chế bằng văn bản nhưng nó thường xuyên điều tiết hành vi con người trong cuộc sống hàng ngày. Dư luận xã hội thường xuyên đánh giá, khen chê, ủng hộ phản đối cách hành vi xã hội của. Phương châm là lấy giáo dục ngăn chặn hành vi sai lệch là chính, nhưng đồng thời phải nghiêm trị những kẻ cố tình vi phạm
Nội dung tuyên truyền giáo dục nhằm ngăn chặn hành vi xã hội bao gồm các vấn đề sau đây.-
Cung cấp cho thành viên trong cộng đồng những nhiểu biết về các chuẩn mực đạo đức cộng đồng và của xã hội. Việc cung cấp có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục nhà trường và do các lực lượng giáo dục tiến hành
- Hình thành thái độ tích cực ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án những hành vi sai lệch.Về phía cá nhân các thành viên cần có thái độ phù hợp với nhân thức để tiến tới có hành vi đúng đắn, vế phía công đồng cần có sức mạnh của dư luận xã hội đủ mạnh để giám sát, điều tiết hành vi xã hội theo đúng chuẩn mực, củng cố các hành vi tích cực và ngăn chặn các hành vi tiêu cực.
- Tăng cường việc hướng dẫn hành vi trong xã hội đặc biệt là coi trọng cáqc thành viên mới của cộng đồng chăm lo giáo dục thế hệ trtẻ một cách đầy đủ và chu đáo hành. Trong thực tế có NhIều người có hành vi sai lệch không chỉ do thiếu hiểu biết các tri thức về chuẩn mực xã hội mà còn thiếu hiểu biết cách thể hiện hảnh vi thế nào cho đúng .
- Các cá nhân phải nhận thức được các sai lệch của mình và tự nguyện sữa chữa , tự điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Về phía cộng đồng cũng cần có sự điều chỉnh những chuẩn mực đạo đức không phù hợp hoặc làm rõ những chuẩn mực chưa rõ ràng
Khi nghiên cứu hành vi trong sự thay đổi của con người các nhà tâm lý đã chỉ ra mức độ khó dễ, mức độ thời gian nhanh, chậm trong sự biến đổi hành vi con người như sau:
+ Những vấn đề thuộc về tri thức con người là dễ thay đổi nhất. + Những vấn đề thuộc về thái độ con người là dễ thay đổi thứ hai. + Những thay đổi hành vi cá nhân ở cấp độ thứ 3
+ Những vấn đề thuộc về hành vi tập thể là khó thay đổi nhất và thời gian lâu nhất.
TÀI LIỆU
Tài liệu chính:
1.Giáo trình tâm lý học đại cương – Học viện hành chính quốc gia –Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
Tài liệu tham khảo:
1.Tâm lý học đại cương: Trần Trọng Thủy chủ biên- Nhà xuất bản Giáo dục- Hà Nội. 2000
2.Tâm lý học đại cương: Nguyễn Quang Uẩn chủ biên- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 1999