Quan sát và năng lực quan sát:

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 42 - 43)

I. Khái niệm chung về cảm giác

3.Quan sát và năng lực quan sát:

- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất mang tính tích cực, chủ động, có mục đích, có kế họach rõ rệt có sử dụng những phương tiện cần thiết. quan sát diễn ra thường xuyên trong họat động.

- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những đặc điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật hiện tượng cho dù những đặc điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. Năng lực quan sát ở mỗi người khác nhau và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách.

Những người mắc bệnh thị giác hay thính giác ( cận thị, lọan thị, nghễng ngãng ) thì khả năng quan sát bị hạn chế

4.Các quy luật cơ bản của tri giác

4.1Quy luật về tính đối tượng của tri giác : Tính đối tượng của tri giác đó

là hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng là cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng – nó là cơ sở của chức năng định hướng hành vi và hoạt động của con người

4.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác : khi ta tri giác một sự vật hiện

tượng nào đó tì có nghĩa là ta tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh chung quanh lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình .Vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể hoán đổi cho nhau: Một vật nào đó lúc này là đối tượng của tri giác, lúc khác lại có thể trở thành bối cảnh và ngược lại.

Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ( đặc điểm của vật kích thích, ngôn ngữ của người khác, đặc điểm của hoàn cảnh tri giác…)

4.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác.

Những hình ảnh của tri giác mà con người thu được luôn luôn có một ý nghĩa xác định. khi tri giác một sự vật hiện tượng nào đó ta gọi tên được sự vật hiện tượng đó trong óc, và xếp sự vật hiện tượng đó vào một nhóm, một lớp các sự vật hiện tượng nhất định, ngay cả tri giác sự vật không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong nó một sự giống nhau nào đó vơí những đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một nhóm phạm trù nào đó .

4.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác.

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi .

Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động với đồ vật và là một điều kiện cần thiết của đời sống con người. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có.

4.5 Quy luật tổng giác.

Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con người còn bị quy định bơỉ một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. Sự phụ thuộc của tri giác vào vào nội dung của đơì sống tâm lý, vào đặc điểm nhân cách của họ gọi là tổng giác.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 42 - 43)