Tư duy là một quá trình

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 46 - 48)

I. Khái niệm chung về cảm giác

2. Tư duy là một quá trình

2.1 Các giai đọan cơ bản của một quá trình tư duy

Mỗi hành động tư duy là một qúa trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nẩy sinh trong qúa trình nhận thức hay hoạt động thực tiễn của con người. Qúa trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết. Đó là các giai đọan.

Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề -> Huy động các tri thức kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề xác định -> Sàng lọc các liên tưởng và hình thành các giả thuyết-> Kiểm tra giả thuyết -> Giải quyết nhiệm vụ.

KK. Platônốp đã sơ đồ hoá như sau

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết

2.2. Các thao tác tư duy

Tính giai đoạn của tư duy chỉ mới phản ánh được mặt bên ngoài, cấu trúc bên ngoài của qúa trình tư duy. Còn nội dung bên trong nó diễn ra trên cơ sở những thao tác trí tuệ, các thao tác tư duy là những quy luật bên trong của tư duy. Có các thao tác sau đây.

+ Phân tích- tổng hợp.

Phân tích là sự phân chia bằng trí óc đối tượng nhận thức thành các bộ

phận, các thành phần, thuộc tính , quan hệ khác nhau để nhận thức nó sâu sắc hơn.

Tổng hợp là sự hợp nhất bằng trí óc các bộ phận, thành phần, thuộc tính ,

quan hệ ..của đối tượng nhận thức thành một chỉnh thể.

Phân tích và tổng hợp thống nhất với nhau: Sự phân tích được tiến hành theo phương hướng của sự tổng hợp. Còn tổng hợp được thực hiện trên kết quả của sự phân tích

+ So sánh : là sự xác định bằng trí óc giống hay khác nhau, sự đồng nhất

hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật hiện tượng

+ Trừu tượng hoá – khái quát hoá :

Khẳng định

Chính xác hóa Phủ định

Giải quyết

Vấn đề Hành động

Trừu tượng hoá là sự gạt bỏ bằng trí óc những mặt, những thuộc tính

những liên hệ và quan hệ thứ yếu, không cần mà chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy mà thôi.

Khái quát hoá: là sự hợp nhất bằng trí óc nhiều đối tượng khác nhau nhưng

có chung những thuộc tính, liên hệ quan hệ … nhất định thành một nhóm, một loại. Khái quát hoá bao giờ cũng mang lại một cái chung gì đo .

Trừu tượng hoá và khái quát hoá có quan hệ qua lại với nhau. Khái quát hoá chính là sự tổng hợp ở mức độ cao

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)