III. CÁC KIỂU NHÂN CÁCH
3 Các mức độ của tình cảm
3.1 Màu sắc xúc cảm của cảm giác.
Đây là mức độ thấp nhất của sự phản ánh cảm xúc, nó là một sắc thaí cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác.
Màu sắc xúc cảm của cảm giác không được chủ thể nhận thức như là một hiện tượng tâm lý độc lập mà như là một thuộc tính đặc sắc của quá trình tâm lý Nó chỉ thoáng qua không mạnh mẽ, màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính chất cụ thể, gắn liền vơí các cảm giác nhất định, và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng .
3.2 Xúc cảm
Đó là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó có những đặc điểm sau : xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ rõ rệt hơn so vơí màu sắc xúc cảm của cảm giác, nó do những sự vật hiện tượng trọn vẹn gây nên, có tính chất khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác
Tuỳ theo mức độ và tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp người ta chia xúc cảm thành hai loại xúc động và tâm trạng
Xúc động là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh xảy ra trong một
thơì gian ngắn, đôi khi con người không làm chủ được bản thân mình
Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các hoạt
động và làm nền cho hoạt động của con người có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời gian khá dài
Trạng thái căng thẳng (Stress) là một trạng thái căng thẳng nảy sinh trong
tình huống nguy hiểm, trong những tình huống phải chịu đựng mhững nặng nhọc về thể xác và tinh thần hoặc trong điều kiện phải giải quyết những hành động nhanh chóng và trọng yếu.
3.3 Tình cảm
Đó là một thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình, nó như là một thuộc tính ổn định của nhân cách
Người ta có thể chia tình cảm thành hai loại:
Tình cảm cấp thấp: Là tình cảm liên quan đến sự thõa mãn những nhu cầu sinh vật của cơ thể (Như nhu cầu về mặt sinh học )
Tình cảm cấp cao là tình cảm liên quan đến những thoã mãn những nhu cầu mang tính chất xã hội và nó nói lên thái độ của con người đối vơí những mặt khác nhau của đời sống xã hội. Tình cảm cấp cao gồm
- Tình cảm đạo đức - Tình cảm trí tuệ - Tình cảm thẩm mỹ
- Tình cảm hoạt động.Tình cảm hoạt động thể hiện thái độ của con người đối với một đối tượng nhất định liên quan đến sự thoã mãn hay không thoã mãn nhu cầu thực hiện hoạt động
- Tình cảm mang tính chất thế giới quan: tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế.
3. Vai trò của tình cảm
Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được
- Với nhận thức: Tình cảm l nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm chn lý, ngược lại nhận thức là cái lý của tình cảm, lý chỉ đạo tình ,
- Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn trở ngại gặp phải trong qúa trình hoạt động. Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công tác sáng tạo.
- Đối với đời sống: Xc cảm, tình cảm cĩ vai trị to lớn trong đời sống con người, con người khơng cĩ tình cảm thì khơng thể tồn tại được
- Đặc biệt trong công tác giáo dục thì tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện vưà là nội dung của giáo dục.