Giaotiếp và tâm lý

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 26 - 28)

3.1.Giao tiếp là gì ?

Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người vơí con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người cới người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác giao tiếp xac lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.

Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xẩy ra với các hình thức sau đây:

- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm

3.2. Chức năng của giao tiếp

+ Chức năng thuần túy xã hội

Là các chức năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người ( Chức năng thông tin, chức năng phối hợp)

+ Chức năng tâm lý xã hội:

Đó là các chức năng giao tiếp phục vụ cho các nhu cầu của từng thành viên của xã hội, đáp ứng nhu cầu quan hệ giữa bản thân với người khác (Chức năng cảm xúc, Chức năng nhận thức lẫn nhau, chức năng điều chỉnh hành vi)

3.3. Các loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại

* Theo phương tiện giao tiếp, có thể có 3 loại giao tiếp sau - Giao tiếp vật chất : giao tiếp thông qua hành động với vật thể

Ví dụ: Thông qua đồ chơi người lớn giao tiếp với trẻ em, người ta tặng cho nhau những vật kỷ niệm để nhớ nhau, để gửi gắm, tình cảm, suy nghĩ cho nhau

- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Là giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, hành động, ánh mắt, nụ cười để biểu thị sự đồng tình hay phản đối

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là thông qua tiếng nói, chữ viết * Theo khoảng cách ta có :

- Giao tiếp trực tiếp

- Giao tiếp gián tiếp: Được thực hiện qua phương tiện trung gian như thư từ, báo chí, điện thọai …

* Theo quy cách người ta phân thành 2 loại - Giao tiếp chính thức

- Giao tiếp không chính thức

3.4 Vai trò của giao tiếp

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người

- Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá

trị cảm xúc. Hay nói một cách khá đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức

4.Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.

Chũ nghĩa DVBC đã khẳng định: Tâm lý con người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào trong não mỗi người. Trong thế giới thì quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội là cái quyết dịnh tâm lý con người

Tâm lý người là kinh nghiệm xã hội- lịch sử đã chuyển thành kinh nghiệm bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.

Chương III

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ý THỨC

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 26 - 28)