Khái niệm chung về ngôn ngữ:

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 56 - 58)

1. Ngôn ngữ

Trong quá trình giao tiếp với nhau, con người sử dụng từ ngữ theo theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của một thứ tiếng nào đó của một thứ tiếng (tiếng nĩi, chữ viết)

Tiếng nói là là một hệ thống ký hiệu từ ngữ có chức năng là một phương tiện để giao tiếp, một công cụ của tư duy. Mỗi quốc gia, dân tộc có một hệ

thống ký hiệu từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp riêng để giao tiếp

Tiếng nói gồm 2 bộ phận : từ vựng các ý nghĩa của từ và ngữ pháp- là một hệ thống các quy tắc quy định việc ghép từ thành câu.

Bất cứ một thứ tiếng nào cũng chứa đựng hai phạm trù: phạm trù ngữ pháp và phạm trù lô gíc. Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống quy định việc thành

lập từ và câu (Từ pháp và cú pháp) cũng như qui định sự phát âm (âm pháp) phạm trù này ở các thứ tiếng khác nhau là khác nhau. Phạm trù lô gíc – là

quy luật đúng đắn của con người, nó chung cho cả loài người. Vì vậy khi dùng các thứ tiếng khác nhau, nhưng các dân tộc khác nhau vẫn hiểu được nhau.

Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói nào đó để giao tiếp. Nói cách khá ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói.

Tiếng nói là đối tượng nghiên cứu – của ngôn ngữ học – khoa học về tiếng .

Còn ngôn ngữ là một quá trình tâm lý, nó là đối tượng của tâm lý học. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, giọng điệu, vốn từ, phong cách ngôn ngữ và các đặc điểm ngôn ngữ cá nhân thể hiện trong giao tiếp như tính cởi mở, tính kín đáo, lắm lời , tính hùng biện v.v.

2. Chức năng của ngôn ngữ.

2.1 Chức năng chỉ nghĩa:

Ngôn ngữ được dùng làm vật thay thế để chỉ nghĩa cho sự vật, hiện tượng, tức là sự vật hiện tượng có thể tồn tại bằng chất liệu của ngôn ngữ làm cho con người có thể nhận thức được sự vật hiện tượng khi không còn bản thân nó trước mặt,

Các kinh nghiệm của lòai người cũng được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Chính vì chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử.

Những điều đó cho thấy rằng ngôn ngữ của con người khác hẳn tiếng kêu của con vật. Về bản chất con vật không có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ dùng để truyền đạt, và tiếp nhận thông tin để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh họat động của con người, Nhờ có ngôn ngữ con người thông báo cho nhau giao tiếp với nhau.

2.3. Chức năng khái quát hóa:

Chức năng khái quát hóa được thể hiện ở chỗ, từ ngư không chỉ mốt sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà nó đại diện cho một lọai sự vật hiện tượng có chung các thuộc tính cơ bản, Nhờ vậy ngôn ngữ trở thành một phương tiện đắc lực cho họat động trí tuệ . Nói cách khác ngôn ngữ là là vỏ bọc của trí tuệ, hay ngôn ngữ là hình htức tồn tại và biểu hiện của trí tuệ.

Có thể tóm gọn lại, ngôn ngữ có hai chức năng chính : công cụ của giao tiếp và công cụ của tư duy.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)