CÁC LỌAI SAI LỆCH CHUẨN MỰC HÀNH VI CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 80 - 83)

Lọai thứ nhất: Sai lệch do thụ động : Những cá nhân có hành vi sai lệch do

không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức nên có hành vi không bình thường so với các chuẩn mực chung của cộng đồng. Đặc trưng của loại hình vi sai lệch này là người sai lệch không biết hành vi của mình là sai lệch , nguyên nhân là họ do không nắm vững chuẩn mực hoặc do hiểu sai các chuẩn mực .

Ví dụ : Một người kỹ tính khi đến nhà ai, dù chủ nhà nhiệt tình mời mọc ăn uống nhưng cũng không dám vì sợ lây bệnh truyền nhiễm

Một đứa trẻ trả lời trống không khi người lớn hỏi, bởi vì nó chưa biết phải trả lời thế nào cho đúng chuẩn lễ phép

Để khắc phục thì chúng ta lưu ý tùy từng trường hợp cụ thể để có cách : + Đối với những hành vi do cá nhân không hiểu biết đầy đủ chuẩn mực thì cần cung cấp kiến thức về chuẩn mực hành vi cho họ

+ Đối với trường hợp do hiểu sai lệch chuẩn mực hành vi chưa chấp nhận chuẩn mực thì cần thiết phải phân tích, giải thích, thuyết phục để họ hiểu đúng và chấp nhận.

+ Đối với người có dấu hiệu bệnh lý cần tạo điều kiện cho họ tiếp xúc nhiều , trường hợp trầm trọng phải nhờ chuyên gia y tế .

Lọai thứ hai:Loại sai lệch do hành vi chủ động :Những hành vi sai lệch là

do họ cố ý làm khác so với người khác. Họ có thể nhận thức được yêu cầu của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý họ mặc dù biết không phù hợp.

Đối với hành vi sai lệch này cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng để mọi người có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực đạo đức.

Trường hợp cần thiết phải sử dụng biện pháp cưỡng chế và thậm chí áp dụng biện pháp trừng phạt

Để khắc phục lọai hành vi sai lệch chủ động này cần phải có sự vận động tuyên truyền giáo dục thường xuyên và rộng rãi, tạo dư luận lành mạnh của cộng đồng để mọi người hiểu và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức. Hệ thống chuẩn mực phải được củng cố và đảm bảo sức mạnh để điều chỉnh hành vi của cá nhân tong cộng đồng.

B. HÀNH VI XÃ HỘI VÀ SỰ SAI LỆCH HÀNH VI XÃ HỘI.I. HÀNH VI XÃ HỘI I. HÀNH VI XÃ HỘI

Khi nói hành vi xã hội cần phải hiểu rõ mối quan hệ cặt chẽ giữa cá nhân và xã hội. Hành vi cá nhân tuyệt nhiên không phải là một sản phẩm của một sự tùy tiện hay tự do, mà nó bao giờ cũng phát triển trong một hệ thống

những mối quan hệ xã hội, chịu sự chế uớc của điều kiện xã hội, lịch sử

Khi đề cập hành vi xã hội chúng ta cũng chỉ ra có hành vi xã hội của cá nhân và hành vi xã hội của tập the. Hành vi xã hội tập thể là hành vi của một nhóm xã hội trong xã hội tổng thể ( gia đình, công đòan, Đảng)

II.CHUẨN MỰC XÃ HỘI

Chuẩn mực xã hội là một trong những phương tiện định hướng hành vi, kiểm sóat hành vi cá nhân, và hành vi xã hội của một người hay một nhóm xã hội. Chuẩn mực xã hội là một yếu tố không thể thiếu được của quản lý xã hội .

Chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người, nhưng nó chỉ điều chỉnh hành vi liên quan tới mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và giữa tập thể với nhau.

Chuẩn mực xã hội đó là những quy tắc, những yêu cầu xã hội đối với cá nhân, các quy tắc, các yêu cầu này có thể ghi thành văn bản, đạo luật, điều luật, điều lệ, văn bản pháp quy, hoặc là những yêu cầu có tính ước lệ trong một cộng đồng nào đó mà mọi nguời thừa nhân.

Nội dung của chuẩn xã hội nói chung luôn có 3 thuộc tính là: Tính lợi ích, tính bắt buộc, và sự thực hiện trên thực tế hành vi của con người. Trong 3 thuộc tính đó thì tính lợi ích là căn bản nhất nó đảm bảo cho sự tồn tại của công đồng Có thể phân chia chuẩn mực xã hội thành các loại sau:

-Hệ thống chuẩn mực Luật pháp: là một loại chuẩn mực mang tính phổ

cập. Đây là một hệ thống quy tắc xử sự chung cho hành vi con người và được ghi thành văn bản . Sự sai lệch hành vi nay sẽ bị trừng phạt. .

- Hệ thống chuẩn mực đạo đức: đây là loại chuẩn mực được phần lớn mọi

người thừa nhận, nhưng phần lớn không được ghi thành văn bản, loại chuẩn mực này linh động hơn luật pháp nếu bị lên án nhưng không bị trừng phạt. Sự tác động và tính hiệu lực của hệ thống chuẩn mực đạo đức chủ yếu thông qua dư luận xã hội.

-Hệ thống chuẩn mực theo phong tục truyền thống : Là loại chuẩn mực

củng cố những mẫu mực ứng xử chủ yếu là những quy tắc sinh hoạt công cộng của con người đã hình thành trong lịch sử và được đại đa số các thành viên trong cộng đồng chấp nhận. Phong tục tập quán được miêu tả một cách rõ ràng và nhất quá, tạo nên khuôn mẫu cho mọi xử sự, hành vi của các thành viên công đồng thực hiện tương đối ổn định và bền vững

-Chuẩn mực thẩm mỹ: Những chuẩn mực này củng cố quan niệm cái đẹp

và cái xấu trong sáng tạo nghệ thuật, trong hành vi đạo đức, trong sinh họat hàng ngày xủa xcon người trong xã hội. Các chuẩn mực thẩm mỹ thường

mang ít nhiều tính chất chủ quan.

- Chuẩn mực chính trị: Hệ thống chuẩn mực chính trị là lạoi chuẩn mực

điều chỉnh hành vi cũa chủ thể trong đời sồng chính trị. nó điều tiết quan hệ của ccác giai cấp, đảng phái, giữa các cộng đồng trong xã hội. Hệ thống chuẩn mực chính trị được thể hiện trong loại chuẩn mực khác như: chuẩn mực luật pháp, chuẩn mực tổ chức xã hội, một phần trong chuẩn mực đạo đức.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo tâm lý học đại cương (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)