khâu da truyền thống trong phẫu thuật khe hở môi một bên tại bệnh viện Việt Nam Cu Ba
4.1.2.1.So sánh đặc điểm tách mép vết mổ
Keo dán da được biết đến với tạo ra màng film mềm mại chắc khỏe. Do vậy, sau khi trùng hợp có tác dụng kéo sát hai mép vết thương lại và giữ vững không di lệch trong quá trình liền thương. Theo nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng không có bệnh nhân bị tách mép vết mổ ở những bệnh nhân được sử dụng keo dán da. Còn những bệnh nhân được sử dụng chỉ khâu Nylon có 5 bệnh nhân bị tách mép vết mổ. Tuy nhiên sự khác nhau giữa hai nhóm nghiên cứu này là không có ý nghĩa thống kê với P = 0,0053. Theo các tác giả trên thế giới nghiên cứu áp dụng keo dán da trong phẫu thuật, chủ yếu thấy rằng
không có hiện tượng tách mép vết mổ. Tác giả C.C.P. Ong, A.S.Jacobsen so sánh đóng vết thương bằng keo dán da với phương pháp khâu trong da trong phẫu thuật nhi khoa thấy rằng không có hiện tượng tách mép vết mổ [14], còn theo tác giả Adam J Singer và cộng sự khi tiến hành đánh giá keo dán da trong phẫu thuật đóng vết thương thấy rằng hiện tượng tách mép vết mổ chỉ xảy ra khi hai mép vết thương không được kéo sát hoặc không đặt được sấp sỉ ngang bằng nhau trước khi bôi keo dán da [27]. Nghiên cứu so sánh giữa việc dùng keo dán da với khâu da bằng chỉ Nylon 6.0 trong việc phẫu thuật tạo hình môi của tác giả Spauwen thấy rằng không có bệnh nhân nào được dùng keo dán da bị tách mép vết mổ [1]. Cùng với nhận định trên có tác giả J.M. Cooper và cộng sự nghiên cứu phẫu thuật tạo hình môi thì đầu và thì hai dùng keo dán da, và tác giả W.P. Magee và cộng sự nghiên cứu sử dụng keo dán da trong phẫu thuật tạo hình môi [16]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đánh giá hiệu quả về việc giữ ép sát mép vết thương của keo dán da trên lâm sàng.
4.1.2.2.So sánh đặc điểm nhiễm trùng vết mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng số bệnh nhân của nhóm sử dụng keo dán da bị hiện tượng sưng (5 bệnh nhân) và phù nề (6 bệnh nhân), số bệnh nhân có sưng (11 bệnh nhân) và phù nề là 4 bệnh nhân ở nhóm sử dụng chỉ Nylon. Cả hai nhóm nghiên cứu không có bệnh nhân nào có biểu hiện vết mổ đau tăng sau một tuần phẫu thuật. Và sự khác biệt của hai nhóm này là không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân bị sưng và phù nề trên không có bệnh nhân nào có biểu hiện đau tăng, chảy mủ, hay sốt do đó không có hiện tượng nhiễm trùng. Kết quả nghiên cứu này chúng tôi thấy phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Shuphangi Bhende và cộng sự đánh giá về khả năng chống vi khuẩn của keo dán da trong Invivo,
thấy rằng hiệu quả của keo dán da chống lại tốt đối với sự sâm nhập của các chủng vi khuẩn khác nhau như tụ cầu vàng, liên cầu,..[11]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả nghiên cứu ứng dụng trên lâm sàng của keo dán da về khả nẳng chống nhiễm khuẩn, theo J.M.Cooper và K.T.Paige nghiên cứu keo dán da trong phẫu thuật thì đầu và thì thứ hai của khe hở môi không thấy có hiện tượng nhiễm trùng [15], Martin G và cộng sự không thấy hiện tượng nhiễm trùng vết mổ khi ống tiến hành ứng dụng keo dán da khi đóng các đường rạch da trong các phẫu thuật hàm mặt [9]. Khi tiến hành so sánh hiệu quả keo dán da với việc dùng băng dính sau khi khâu lớp trong da để đánh giá khả năng chống nhiễm khuẩn của tác giả Andrew D.H. Wilson và cộng sự đã không thấy có hiện tượng nhiễm trùng ở nhóm có sử dụng keo dán da, trong khi thấy 4 % hiện tượng này ở nhóm dùng băng dính [17]. Trong phẫu thuật nhi khoa, C.C.P. Ong và cộng sự nghiên cứu so sánh giữa đóng da bằng keo dán da và khâu lớp trong da, tác giả cũng không thấy có hiện tượng nhiễm trùng [14].
4.1.2.3.So sánh đặc điểm lành thương
Keo dán da Dermabond có mạch nối dài được cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ chấp nhận cho lưu hành sử dụng để đóng lớp da trong phẫu thuật của các chuyên nghành khác nhau, trong cấp cứu chấn thương. Với đặc tính là sau khi tổng hợp tạo ra màng bảo vệ vững chắc có khả năng chống lại được sự sâm nhập của vi khuẩn, không thấm nước, không gây độc tế bào, và không gây dị ứng. Các đặc tính này đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như trên lâm sàng trước đây khảng định. Tác giả W.H.Eaglstein và cộng sự ứng dụng keo dán da vào việc đóng các vết thương nhỏ vết thương trầy xước thấy rằng vết thương được liền thương hoàn toàn sau 12 ngày và không có sự khác biệt so với nhóm sử băng dán thông thường.
Để so sánh hiệu quả của keo dán da với việc khâu trong da trong phẫu thuật nhi khoa, tác giả C.C.P.Ong và cộng sự đã chứng tỏ rằng quá trình liền thương tốt không có hiện tượng nhiễm trùng hay hiện tượng tách mép vết mổ [14]. Tác giả Martin – Garcia và cộng sự đã chứng minh rằng vết thương được sử dụng keo dán da không có hiện tượng nhiễm trùng, lành thương tốt khi áp dụng trong các phẫu thuật vùng hàm mặt [9]. Khi áp dụng keo dán da trong phẫu thuật tạo hình khe hở môi thì đầu và tạo hình môi thì hai của tác giả Wilson [17] thấy rằng quá trình lành thương tốt không có hiện tượng nhiễm trùng của vết thương. Tác giả J.M.Cooper và cộng sự [15], cũng thấy rằng vết mổ liền thương bình thường không có hiện tượng nhiễm trùng cũng nhữ biến chứng kèm theo.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng số lượng bệnh nhân có biều hiện lành thương bình thường không có kèm theo bất kỳ triệu chứng của viêm nhiễm sau mổ của nhóm được dùng keo dán da là 21 bệnh nhân chiếm 70% (Số bệnh nhân có điểm lành thương = 0) còn ở nhóm được dùng chỉ khâu truyền thống là 15 bệnh nhân chiếm 48,4%. Tuy vậy, sự khác biệt trên là không có ý nghĩa thống kê. Do đó, quá trình lành thương của hai nhóm diễn ra bình thường và tương đối đồng đều và chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu. Điều này, chứng tỏ rằng keo dán da sau khi trùng hợp tạo ra lớp màng bảo vệ ở phía trên lớp biểu bì da có khả năng chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên dưới của vết thương gây nên nhiễm trùng cản trở quá trình liền thương. Đồng thời lớp màng bảo vệ giúp cho quá trình liền vết thương được diễn ra bình thường ở bên dưới. Đặc tính này đã được khẳng định bởi nhiều tác giả trên thế giới là keo dán da không đóng vai trò như một yếu tố ngoại lai nên không gây lên phải ứng dị ứng kích thích biểu mô tại chỗ, không ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương của bệnh nhân. Kết quả này phù hợp
với nhiều nhận định của những tác giả đã nghiên cứu sử dụng keo dán da trong việc khâu đóng da trong phẫu thuật hàm mặt nói chung và trong phẫu thuật khe hở môi nói riêng. Trong nghiên cứu của Spauwen [1] thấy rằng số lượng bệnh nhân lành thương bình thường không có biến cố ở nhóm dùng keo dán da 9 trong tổng số 15 bệnh nhân nghiên cứu, còn nhóm dùng chỉ khâu truyền thống là 5 trong tổng số 15 bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng, nhóm bệnh nhân được sử dụng keo dán da có điểm trung bình lành thương (0,87 ± 0,991) không khác biệt so với điểm trung bình lành thương của nhóm sử dụng chỉ Nylon (0,63 ± 1,098), do vậy quá trình lành thương của bệnh nhân là bình thường không có biểu hiện nhiễm trùng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trên thế giới trước đó.