* Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân
* Bước 2: Đánh dấu các vị trí mốc giải phẫu * Bước 3: Gây tê
* Bước 4: Rạch da theo vị trí giải phẫu đã xác định * Bước 5:
-Khâu vị trí niêm mạc nền mũi và niêm mạc ngách tiền đình bằng chỉ Vicryl Rapid 4.0
- Khâu niệm mạc môi khô từ điểm nối hai đầu đường trắng của cung Cupidon đến ranh giới niêm mạc môi khô môi ướt bằng chỉ Chromic catgut 6.0
- Khâu định hướng môi da từ điểm nối đường trắng đến bờ trước của nền mũi và khâu lớp trong da bằng chỉ Chromic Catgut 6.0.
Hình 2.8. Hình ảnh sau khi khâu xong lớp trong da
* Bước 6: Thấm khô vết thương bằng gạc vô khuẩn, vì độ ẩm của vết thương có thể làm gia tăng nhanh quá trình trùng hợp và có thể ảnh hưởng đến kết quả của việc đóng vết thương.
A B C
Hình 2.9. Cách bôi keo dán da đúng
Hình A và B bôi keo dán da đúng vị trí lớp biểu bì, hình C keo dán da chảy vào giữa vết thương tạo thành dị vật và gây cản trở quá trình lành thương
*Bước 6: Giữ vết thương theo chiều ngang và keo dán chỉ phủ ở phía trên bề mặt của vết thương.
Hình 2.10. Keo dán da dùng kết hợp với khâu riêng từng lớp giải phẫu
Khâu lớp cơ
Khâu lớp trong da Lớp keo dán da
Hình 2.11. Keo dán da dùng khi khâu kết hợp lớp cơ và lớp trong da
* Bước 7: Bôi keo dán da
- Keo dán da nên dùng ngay sau khi bóp ống đựng, từ đó dung dịch chảy tự do được trong vài phút. Giữ cho hai mép da sát nhau bằng việc khâu định hướng lớp trong da hai mép vết mổ, bôi nhẹ nhàng từng lớp dung dịch keo mỏng lên bề mặt mép da, ít nhất là được ba lớp. Sau mỗi lớp bôi chờ 30 giây sau đó tiếp tục bôi lớp tiếp theo. Giữ yên 60 giây sau khi bôi xong lớp cuối cùng. Trường hợp nếu bôi keo dán da thành từng giọt lớn thì sẽ không bôi được đều. Độ chắc của lớp keo dính hoàn toàn khoảng thời gian 2,5 phút sau khi bôi lớp cuối cùng mặc dù lúc này bề mặt lớp keo vẫn còn hơi dính đến khoảng 5 phút sau khi bôi.
Hình 2.12. Hình ảnh lớp keo dán da đã được trùng hợp
* Lưu ý:
- Cần tránh không cho dung dịch keo dán chảy tự do ra ngoài không định hướng vào nền mũi, vào vùng má hoặc thậm trí chảy vào mắt bệnh nhân.
- Không được bôi bất kỳ dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc mỡ lên bề mặt vết thương đã được đóng bằng keo dán da. Bởi vì, việc này sẽ làm giảm khả năng dính của lớp keo dính, và có thể làm bong và tách mép vết thương thứ phát.
- Bệnh nhân cần được hướng dẫn và giải thích là không được bóc lớp màng keo dính đã được trùng hợp, vì nó sẽ dẫn đễn hiện tượng mất khả năng dích của da và là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tách mép vết mổ. Lớp màng dính sẽ tự bong trong khoảng thời gian từ 5 – 10 ngày, trong khoảng thời gian này bệnh nhân vẫn có thể tắm nhẹ nhàng tại vùng vết thương, nhưng
không được cọ, dùng xà phòng hoặc ngâm nước lâu. Lớp keo sẽ bong sớm hơn bình thường nếu vết thương bị ẩm.
- Trong trường hợp cần thiết phải lấy bỏ lớp màng keo dính sớm nên dùng aceton để lấy bỏ lớp màng keo dính. Lấy từng phần lớp keo dính, không được kéo lớp da bên dưới.