Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý,

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 117 - 132)

-

4.2.6. Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý,

phòng, chống các hành vi gian lận thuế

Công tác chống gian lận thuế là nhiệm vụ của cơ quan thuế nhưng không chỉ riêng cơ quan thuế; gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được tất cả các tổ chức chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng đông đảo quần chúng tham gia. Để công tác chống hành vi gian lận thuế đạt hiệu quả tốt cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan tổ chức, cụ thể là:

Phối hợp quản lý chặt chẽ doanh nghiệp từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể hoặc phá sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế, thực tế hiện nay việc quản lý các đối tượng này còn lỏng lẻo, nhiều đối tượng không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tồn tại, nghỉ, bỏ kinh doanh, phá sản, giải thể doanh nghiệp; do không được quản lý chặt chẽ nên đã dẫn đến tình trạng có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh bất hợp pháp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế. Với những đối tượng này đã phát sinh và tiềm ẩn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác vi phạm pháp luật thuế; cụ thể là, khi các đối tượng này bỏ kinh doanh bất hợp pháp thì số thuế còn nợ ngân sách sẽ không được thanh toán, không thực hiện quyết toán thuế khi giải thể, phá sản, số hóa đơn mà doanh nghiệp chưa dùng có thể được đưa ra thị trường cho các doanh nghiệp khác sử dụng bất hợp pháp để gian lận thuế, v.v..

Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các quy định của luật pháp như cưỡng chế buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm pháp luật.

Phối hợp trong tuyên truyền giáo dục.

Công tác tuyên truyền đối tượng nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong chống gian lận thuế. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các cơ quan thông tin đại chúng phải phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền đến người dân, để nhân dân hiểu rõ bản chất và lợi ích của công tác thuế, phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, tích cực hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện chống các hành vi gian lận thuế.

Phối hợp trong điều tra chống gian lận.

Các hành vi gian lận thuế là các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong đó có nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, nếu không làm tốt công tác điều tra thì việc chống hành vi vi phạm thuế sẽ rất hạn chế. Để thực hiện tốt công tác điều tra phải có các cơ quan chuyên môn điều tra, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan điều tra là quan trọng và vô cùng cần thiết, có tác dụng kết luận các hành vi gian lận và trừng trị, răn đe.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua nghiên cứu vai trò quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tôi xin có một số kiến nghị như sau:

4.3.1. Đối với Nhà nước

Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nước.

Hệ thống chính sách thuế phải được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

Hệ thống chính sách thuế cần được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh.

4.3.2. Đối với Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế

Tiếp tục thực hiện hoàn thiện về pháp luật thuế tạo điều kiện để cải cách hiện đại hoá quản lý thu thuế.

Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các luật thuế hiện hành tạo cơ sở cho cải cách quản lý thuế theo hướng tiên tiến, hiện đại. Để tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định thị trường, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp, một số luật thuế cần phải được sửa đổi, bổ sung:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kịp thời sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của người nộp thuế, mở rộng diện doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử qua mạng internet; thay đổi phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho người nộp thuế kinh doanh và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản phí, lệ phí; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ điều tra về thuế cho cơ quan thuế; xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế đảm bảo ghi chép đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

- Về Luật Thuế giá trị gia tăng:

+ Về phạm vi, đối tượng chịu thuế:

Thu hẹp đối tượng không chịu thuế trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước và tạo điều kiện cho cải cách quản lý thuế nói chung và DN nói riêng.

+ Về thuế suất: thống nhất một mức thuế suất chuẩn (khoảng 10%) để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa phù hợp với mức bình quân chung của các nước trong khu vực và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu và để đơn giản trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của DN, tránh được tình trạng áp sai thuế suất giữa 5% và 10%. Duy trì và mở rộng diện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.

+ Về phương pháp tính thuế: Cải tiến và đi đến thống nhất sử dụng một phương pháp tính thuế khấu trừ để đảm bảo tính nhất quán, chính xác, đơn giản và phù hợp với thông lệ quốc tế trong xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của các đối tượng; qui định ngưỡng doanh thu để xác định đối tượng nộp thuế GTGT.

+ Về hoàn thuế: xây dựng tiêu chí rõ ràng về điều kiện, thời hạn, mức hoàn thuế, đối tượng hoàn thuế, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế để đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, đầy đủ và kịp thời cho DN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các DN, tiếp tục khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thông lệ quốc tế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập DN tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

+ Về đối tượng chịu thuế: áp dụng thống nhất đối với mọi loại hình DN, không phân biệt thành phần kinh tế, nguồn vốn đầu tư và chủ sở hữu.

+ Về thu nhập chịu thuế: quy định mọi hình thức thu nhập, mọi khoản thu nhập, kể cả thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền thuê đất đều là thu nhập chịu thuế để đảm bảo tính thống nhất, công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với mọi đối tượng.

+ Về các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập DN: Quán triệt nguyên tắc chi phí cho sản xuất, kinh doanh để tạo ra thu nhập của DN sẽ được trừ khi đảm bảo các điều kiện: thực tế có chi ra, liên quan đến việc tạo ra thu nhập, mức chi đảm bảo tính hợp lý, có đủ hoá đơn, chứng từ và bổ sung điều kiện về thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời nên bổ sung quy định về khống chế chi phí lãi tiền vay không được trừ vào chi phí đối với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu.

+ Về thuế suất: Nên điều chỉnh giảm mức thuế suất từ 25% xuống 20% để tạo điều kiện giảm khó khăn cho doanh nghiệp hoặc mở rộng diện ưu đãi đầu tư, danh mục địa bàn khó khăn để hỗ trợ doanh nghiệp.

Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tạo điều kiện để hiện đại hoá ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các nước, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa công tác thuế. Quản lý chặt chẽ và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tài trợ với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế vào công tác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Với lý luận khoa học về quản lý thuế, phương pháp nghiên cứu khoa học và kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tiễn vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đã thực hiện làm rõ các mục tiêu, yêu cầu đề ra của đề tài với những nội dung chủ yếu như sau:

Một là, nghiên cứu về quản lý thuế chỉ gồm khâu thực hiện chính sách thuế. Chính sách thuế được đề cập chỉ là những nội dung có liên quan, mang ý nghĩa bổ trợ cho vấn đề chính cần phân tích. Trong chương 1, theo hướng nghiên cứu còn nhiều điều tương đối mới mẻ đó, bản thân đã hết sức cố gắng hệ thống hóa, kế thừa các vấn đề lý luận về quản lý thuế nói chung, quản lý thuế đối với khu vực Doanh nghiệp tư nhân nói riêng được đề cập tương đối "rải rác" trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều cách tiếp cận, trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan (khoa học quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, chính sách công và quản lý công, tài chính công, quản trị nhân lực, quản lý marketing...). Các nội dung về vai trò nhà nước trong quản lý thuế.

Hai là, nhận thức và vận dụng lý luận về các chức năng phân theo quá trình trong các lĩnh vực quản lý thuế một cách "đúng bài bản", đúng với các nguyên tắc quản lý hiện đại trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam là một vấn đề mà các chủ thể quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc cần quan tâm.

Ba là, các phân tích trong chương 3 đã chỉ ra các hạn chế chủ yếu của công tác quản lý thuế đối với khu vực Doanh nghiệp tư nhân tại Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc là: cơ cấu tổ chức, phân công quản lý thuế, quản lý thuế mới nhằm tăng thu thuần túy chứ chưa hướng tới sự tự giác cao của đối tượng nộp thuế, chưa hướng tới "tương lai". Từ đó thấy rõ vai trò quản lý của nhà nước đối với công tác thuế, là cơ sở để đánh giá và đề xuất các giải pháp của luận văn cũng như các kiến nghị đối với các cấp chính quyền để nâng cao vai trò nhà nước đối với quản lý thuế của Doanh nghiệp tư nhân.

Bốn là, hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng quản lý theo chức năng kết hợp với quản lý theo đối tượng nộp thuế, thanh tra kiểm tra nhằm nâng cao tính tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giác chứ không chỉ nhằm tăng thu thuần túy... là các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với khu vực Doanh nghiệp tư nhân tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở kết hợp đó, luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc thực hiện thắng lợi các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đây là vấn đề còn mới và phức tạp nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể đóng góp tốt hơn vào lĩnh vực nghiên cứu này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và chính sách thuế mới.

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế.

3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011. 4. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012. 5. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013. 6. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011.

7. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012.

8. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 201

9. Luật Doanh nghiệp (2005), Điều 4.

10. PGS.TS Nguyễn Thị Liên và PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu đồng chủ biên (2009), Giáo trình Thuế, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Tr 5. 11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007), Luật

thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế GTGT, số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TNDN, số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 117 - 132)