Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99 - 107)

-

4.2.1.Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế

Việc ban hành hệ thống văn bản pháp lý. Qua hơn 10 năm thực hiện luật thuế GTGT, Bộ tài chính đã có hàng trăm văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, phần lớn các văn bản ban hành sau khi điều chỉnh bổ xung hoặc sửa đổi một số nội dung của văn bản trước. Do vậy, hàng trăm văn bản đều có hiệu lực thi hành. Việc làm này gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều hành tổ chức và quản lý thu thuế.

Qua khảo sát điều tra các doanh nghiệp đều cho rằng hệ thống văn bản thuế quá nhiều, khó cập nhật, hay thay đổi, còn chồng chéo dẫn đến khó hiểu, khó thực hiện. chưa nói đến giữa các văn bản lại phát sinh mâu thuẫn, không nhất quán. Chính vì thế mà các doanh nghiệp còn vi phạm là điều hiển nhiên. Mục tiêu của cải cách hành chính thuế phải đảm bảo yêu cầu đơn giản hoá thủ tục, các văn bản thuế phải đảm bảo nguyên tắc, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra. Để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế, Bộ tài chính và ngành thuế nên chú ý những vấn đề sau: Rà soát lại toàn bộ những văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, nghiên cứu, xem xét làm rõ cách giải thích, từ ngữ và nội dung, tính thống nhất và kế thừa của các văn bản. Mẫu kê khai thuế, nộp thuế cần thống nhất với chế độ kế toán, thống kê, đơn giản hoá các mẫu biểu qui định trong thu, nộp, hoàn thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ ngày 01/01/2009 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày /04/2012 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ

Mặt khác nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp và thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành các quyết định và thông tư theo Nghị Quyết số 13/NQ-CP ngày 11/05/2012 của Chính phủ

Thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam để ngành Thuế thực hiện cải cách, triển khai xây dựng hệ thống chính sách thuế đầy đủ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp; với mức động viên hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững. Để thực hiện được các yêu cầu mục tiêu trên, ngày 11/01/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về thuế GTGT. Chính sách thuế GTGT sửa đổi lần này ra đời đã tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế sản xuất kinh doanh hiện nay khi mà nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Các định hướng cụ thể:

- Về cơ chế, chính sách thuế: Khẩn trương thực hiện rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về thuế đảm bảo hành lang pháp lý phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, giảm nợ đọng thuế như: nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn về hoàn thuế GTGT; nghiên cứu sửa đổi Thông tư 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011, Thông tư 94/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 và Thông tư 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 liên quan đến quy trình nghiệp vụ quản lý, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế, ..; nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh nghiệm quốc tế, xây dựng cơ chế xác định chính xác giá trị tài sản cố định và giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, xây dựng danh mục một số hàng hoá dịch vụ chủ yếu trên cơ sở tham khảo giá hàng hoá cùng loại tại các nước trong khu vực và trên thế giới làm cơ sở chung sử dụng để tham chiếu khi xác định giá hàng hoá bán ra, hỗ trợ chống chuyển giá; phải thường xuyên, kịp thời rà soát, tổng hợp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình quản lý thuế liên quan đến hoạt động thương mại biên giới để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Về quy trình nghiệp vụ: Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế; xây dưng quy trình quản lý thuế đối với các sắc thuế, quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế để phục vụ cho công tác quản lý thuế theo rủi ro; xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế; Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề quản lý thuế chuyên sâu như chuyên đề quản lý giá chuyển nhượng, chuyên đề quản lý thuế đối với kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn,...

- Tổ chức, đánh giá tổng kết công tác chống thất thu, nợ đọng thuế để xác định thất thu thuế, nợ đọng thuế nằm ở khu vực nào, lĩnh vực kinh doanh nào, đối tượng nộp thuế nào để lập danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra, tập trung thu nợ thuế. Tập trung vào sáu lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá; hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT…; quản lý thu thuế đối với hàng hoá mậu biên theo Quyết định 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ ở các địa phương có biên giới đường bộ; chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch. khai thác mỏ; chống thất thu thuế với loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng,...

- Triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật đảm bảo tổng số tiền nợ thuế đến thời điểm 31/12/2013 không vượt quá 5% so với số thực hiện thu năm 2013; thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt tập trung công tác thanh tra đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp; đẩy manh việc ứng dụng và phát triển kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, phân loại người nợ thuế, các khoản nợ thuế,...; tổ chức xử lý miễn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm, hoàn thuế kịp thời, đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; Tiếp nhận và phản hồi đầy đủ, kịp thời các khiếu nại, kiến nghị của người nộp thuế đối với các kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật, đúng chức trách nhiệm vụ được giao.

- Để tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế đạt hiệu quả thì cơ quan thuế phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế như tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế, phối hợp cung cấp thông tin với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên tuyền, phổ biến chính sách thuế, tổng hợp đẩy đủ các thông tin liên quan đến công tác thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và coi đây là các ý kiến phản hồi khách quan về cơ chế, chính sách, quy trình quản lý thuế: đối với những vấn đề mà dư luận phản ánh đúng thì tiếp thu và giải quyết kịp thời; đối với những vấn đề phản ánh chưa đúng thì phải giải thích, tuyên truyền cho đúng đường lối chính sách pháp luật,...

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc quản lý người nộp thuế, công tác chống trốn thuế, gian lận thuế, thanh tra đối với hoạt động chuyển giá, xử lý nợ đọng thuế như: phối hợp với Kho bạc nhà nước để tăng cường quản lý thuế nhà thầu đối với hoạt động xây dưng cơ bản, thực hiện thi công các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đa được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước; phối hợp với Ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại trong việc quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm trong việc lập doanh nghiệp “ma”, mở tài khoản giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng nhằm “hợp pháp hoá” các thủ tục để khấu trừ thuế; phối hợp với cơ quan quản lý đất đai, tài nguyên để quản lý thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đối với khoản thu vào Ngân sách nhà nước.

4.2.2. Xây dựng quy trình quản lý thuế hợp lý và có hiệu quả theo hướng hiện đại hóa quy trình quản lý thuế

Cùng với hoàn chỉnh chính sách thuế cần cải tiến công tác quản lý thuế để đảm bảo thực hiện tốt chính sách thuế, động viên khuyến khích các doanh nghiệp dân doanh chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế, đồng thời đảm bảo phòng, chống các hành vi gian lận thuế. Để thực hiện được điều đó, quy trình quản lý thuế cần thực hiện một số giải pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế, phổ biến, công khai các thủ tục hành chính thuế cho Doanh nghiệp tư nhân.

Đối tượng nộp thuế là chủ thể quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách thuế. Muốn thực thực hiện chính sách thuế đạt được kết quả tốt thì đối tượng nộp thuế phải được hiểu rõ các cơ chế phân phối, các nguyên lý, đạo lý của việc họ phải thực hiện nộp thuế; trên cơ sở hiểu được rõ chính sách thì họ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ, cụ thể là sẵn sàng nộp vào ngân sách nhà nước số tiền mà họ đã hiểu là phải làm nghĩa vụ vì lợi ích chung của đất nước và của cộng đồng.

Để tránh các vi phạm về thuế, cùng với những hiểu biết về nguyên lý, các đối tượng phải biết đựợc các quy định của luật pháp về quyền, nghĩa vụ và các trình tự thủ tục mà đối tượng nộp thuế phải thực hiện. Trên cơ sở đó, các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng quy định, không trái pháp luật, và như vậy các hành vi vi phạm pháp luật sẽ được hạn chế.

Việc thực hiện các vấn đề nêu trên phụ thuộc một phần vào công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật nói chung, về pháp luật thuế nói riêng.

Cơ quan thuế cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật khác phải thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật thông qua nhiều kênh thông tin.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người nộp thuế

Công tác tuyên truyền thuế phải tiến tới đạt được mục tiêu là đại bộ phận dân chúng có thể hiểu được một số luật thuế cơ bản và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước..

Các giải pháp:

Xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền thuế sâu, rộng trên toàn quốc với các phương tiện hiện đại và miễn phí nhằm phục vụ đối tượng nộp thuế và các tầng lớp nhân dân thuận tiện nhất, tạo mọi điều kiện để đối tượng nộp thuế tuân thủ luật thuế một cách tự nguyện. Nội dung tuyên truyền bao gồm:

Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật các đối tượng nộp thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ để các đối tượng nộp thuế nắm được nội dung các chính sách thuế, các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào ngân sách.

Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý chặt chẽ hoá đơn chứng từ để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước, mở rộng diện nộp thuế theo hình thức kê khai, thu hẹp dần phương pháp nộp thuế theo hình thức khoán.

Khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế. Củng cố, tăng cường chức năng dịch vụ thuế trong các cơ quan thuế để tạo điều kiện cho việc hình thành bộ phận dịch vụ về thuế cho đối tượng nộp thuế, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho đối tượng nộp thuế thực hiện tự tính, tự khai thuế chính xác, loại bỏ quy định cho phép đối tượng nộp thuế điều chỉnh số thuế đã kê khai một cách thường xuyên như hiện nay. Bộ phận này sử dụng hệ thống thông tin trên máy tính để giải thích, hướng dẫn và trả lời những vướng mắc về chính sách cũng thu các thủ tục về kê khai, tính thuế.

Xây dựng được chương trình phát thanh, truyền hình thuế trên phương tiện thông tin đại chúng một cách cố định hàng tháng, tuần...như các chương trình phát thanh của một số ngành khác như: Quân đội, Công an, Giao thông vận tải, An toàn giao thông...

Xây dựng kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền thuế dài hạn của toàn ngành và kế hoạch từng năm từ trung ương đến các địa phương.

Xây dựng hệ thống mạng lưới tuyên truyền thuế phù hợp với từng sắc thuế, từng đối tượng nộp thuế như tờ báo ngành, băng hình, phim truyền hình vừa mang tính chất tuyên truyền nội bộ ngành, vừa mang tính chất tuyên truyền rộng rãi.

Xây dựng được hệ thống các tài liệu tuyên truyền thuế thống nhất về quan điểm, phương hướng, đa dạng và phong phú về hình thức trong cả nước:

Hệ thống tài liệu tuyên truyền được in ấn và phát hành theo từng sắc thuế khác nhau. Mỗi sắc thuế qui định một đặc điểm riêng để dễ nhận biết, có sự sửa đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và bổ sung thường xuyên khi có sự thay đối về các qui định trong luật hay các chính sách, chế độ thuế.

Chọn một số mầu nhất định cho các tài liệu tuyên truyền: mỗi năm qui định một mầu riêng và tất cả các tài liệu tuyên truyền trong năm đó được in theo cùng một mầu.

Qui định các nội dung cần đề cập và hình thức trình bày một cách thống nhất. Việc qui định thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm và tra cứu các nội dung liên quan đến từng sắc thuế và liên quan đến nhiều năm.

Qui định rõ các tài liệu được phát hành miễn phí đến tận đối tượng nộp thuế và mọi tầng lớp nhân dân.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin, tuyên truyền thuế trên toàn quốc bằng các phương tiện hiện đại như điện thoại tự động, thư điện tử... và thực hiện miễn phí nhằm phục vụ mọi đối tượng nộp thuế và mọi tầng lớp nhân dân ngay tại nhà một cách thuận tiện nhất, tạo mọi điều kiện để đối tượng nộp thuế tuân thủ luật thuế một cách tự nguyện.

Giành một khoản kinh phí thích hợp cho công tác tuyên truyền thuế: kinh phí này phải dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền thuế từng năm cũng như kế hoạch dài hạn về công tác tuyên truyền thuế trong toàn ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99 - 107)