Tình hình quản lý nhà nước về thuế đối với Doanh nghiệp tư

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 78)

-

3.3.3. Tình hình quản lý nhà nước về thuế đối với Doanh nghiệp tư

Vĩnh Phúc

3.3.3.1 Công tác tham gia hoàn thiện chính sách thuế

Xây dựng, ban hành các Luật thuế do Quốc hội ban hành, Chính Phủ và Bộ Tài chính ban hành Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện. Mặc dù, quản lý thuế ở cấp tỉnh nhưng trong nhiều năm qua Cục thuế Vĩnh Phúc đã tổ chức tham gia đóng góp nhiều ý kiến cho các chính sách thuế nói chung và chinh sách thuế liên quan đến quản lý thuế của DNTN nói riêng.

Trước khi ban hành Luật thuế hay các văn bản chính thức, trong ngành thường lấy ý kiến tham gia vào văn bản dự thảo. Cục thuế tỉnh đã chỉ đạo Bộ phận Pháp chế chủ trì lấy ý kiến tham gia của các Phòng, Chi cục và công chức thuế về các nội dung liên quan, các ý kiến tham gia được tổng hợp và báo cáo lên Tổng Cục thuế. Đặc biệt trong những năm qua, Cục thuế đã có nhiều văn bảo đề nghị Tổng Cục thuế kiến nghị với các cấp có giải pháp, chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các DN về thuế, về chính sách tín dụng …

Song song với việc tham gia đối với ngành dọc, Cục thuế cũng đã đóng góp nhiều ý kiến cho HĐND, UBND tỉnh về các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, hỗ trợ và thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNTN trên địa bàn. Cụ thể như chính sách ưu đãi về thuê đất sau khi áp dụng ưu đãi theo Nghị định của Chính Phủ; hỗ trợ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng…

3.3.3.2. Công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp

Tuyên truyền hỗ trợ NNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành thuế. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều biện pháp chỉ đạo hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh và xuất phát từ các đặc điểm riêng nên công tác tuyên truyền hỗ trợ đặc biệt quan tâm đến các DNTN.

Đối với công tác tuyên truyền Cục thuế đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh lập chuyên mục tuyên truyền về thuế mỗi tuần phát hai lần với thời lượng 30 phút/lần. Nội dung chủ yếu là tuyên truyền về chính sách thuế và các phóng sự gương người tốt, việc tốt trong chấp hành chính sách thuế. Phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc để đăng các bài viết,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trả lời chính sách thuế … trên các bản tin sinh hoạt hàng tháng. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Sở Tư pháp, Đoàn thanh niên, Công Đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Doanh nghiệp trẻ của tỉnh … để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách, pháp luật thuế.

Đối với công tác hỗ trợ NNT, Cục thuế đã lập trang web, lập tổng đài trả lời tự động và trả lời trực tiếp qua điện thoại. Thành lập bộ phận “Một cửa” tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính về thuế, tiếp nhận các văn bản vướng mắc về chính sách thuế, trả lời trực tiếp vướng mắc của NNT hoặc chỉ đạo phối hợp trả lời bằng văn bản theo quy định.

Tổ chức các hội nghị tập huấn, đối thoại với các DN khi có sửa đổi, bổ sung hoặc chính sách thuế mới. Giải đáp các nội dung vướng mắc, hướng dẫn DN thực hiện chính sách thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Ứng dụng và triển khai đầy đủ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế và hỗ trợ DN như: phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK), Kê khai qua mạng, TNCN online … Tính đến hết 31/12/2013 số DNTN do Cục thuế quản lý đã 100% thực hiện kê khai qua mạng. Việc hỗ trợ kê khai qua mạng đã giảm nhiều thời gian của DN giành cho việc kê khai và đi nộp hồ sơ khai thuế.

Bảng 3.5. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình quân

Số lượt giải đáp qua điện thoại Lượt 1.125 1.098 1.232 1.151

Số lượt trả lời bằng văn bản Lượt 54 96 83 77

Số DNTN kê khai qua mạng DN 11 68 108 62

Số bài viết đăng báo và trên web Bài 104 121 136 120 Số buổi truyền hình và phỏng vấn Buổi 235 298 281 271 Số DN đến tham dự tập huấn và đối thoại Lượt 759 865 985 869

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện quản lý thuế, xây dựng quy trình quản lý thuế phù hợp với các Doanh nghiệp tư nhân

Với chức năng đại diện nhà nước trong quản lý thuế, cơ quan thuế đã cụ thể hóa các nội dung chính sách thuế bằng các quy trình quản lý cụ thể, trong đó phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế theo từng bộ phận chức năng để quản lý NNT. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật thuế.

Đánh giá thực hiện các quy trình nghiệp vụ của cơ quan thuế cũng chính là đánh giá vai trò nhà nước trong quản lý thuế. Tình hình tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đối với DNTN trên địa bàn tỉnh được đề tài nghiên cứu ở các vấn đề chính như sau:

- Tình hình quản lý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế đối với doanh nghiệp tư nhân

Tình hình quản lý về đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp trên địa bàn, cũng như đăng ký thuế đối với doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo Quy chế được xây dựng trên cơ sở Thông tư liên tịch số: 05/2008/TTLT/BKHĐT-BTC-BCA ngày 19 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Quy chế này quy định trình tự, trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Công an tỉnh trong quá trình phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông.

Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp nhận và trả kết quả cho doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký dấu và thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu theo thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nội dung, trình tự thủ tục có liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp được công khai tại phòng tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bản sao các giấy tờ trên cho Cục thuế và Công an tỉnh. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, trong 02 ngày làm việc: Cục thuế sẽ thông báo kết quả mã số doanh nghiệp; Công an tỉnh giao con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để trả kết quả cho Doanh nghiệp.

Thời gian giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu được chia làm 2 trường hợp: Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ký thuế và đăng ký khắc dấu, thời gian giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thời gian giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Tình hình quản lý hoạt động của DNTN về số đăng ký, phân cấp, vốn đăng ký và sử dụng lao động trong thời gian qua như sau:

Bảng 3.6 D tƣ nhân giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu 2011 (DN) 2012 (DN) 2013 (DN) Bình quân Tốc độ phát triển 2013 với 2011 (%) 2012 (%) Tổng số DN đã được phân cấp quản lý 132 145 168 148 110 101

Số DN đang hoạt động 73 89 108 90 122 108

Số DN xin tạm ngừng kinh doanh 51 42 10 34 59 143 Số DN ngừng hoạt động, chuyển địa

điểm kinh doanh do phân cấp về Chi cục 8 14 10 10 67 40

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh phúc) Tình hình về vốn đăng ký và sử dụng lao động của DN.

Bảng 3.7. Tình hình vốn đăng ký và sử dụng lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2011- 2013 Chỉ tiêu 2011 (DN) 2012 (DN) 2013 (DN) Bình quân Tốc độ phát triển 2013 so với 2011 (%) 2012 (%) Số DN đang hoạt động 73 89 108 90 110 121 Mức vốn từ 20 tỷ trở lên 8 11 18 12 163 225 Mức vốn từ 10 - dưới 20 tỷ 15 18 22 18 146 122 Mức vốn từ 5 - dưới 10 tỷ 50 60 68 59 136 113

Số lao động trên 150 người 8 8 14 10 175 175

Số lao động từ 100 đến 150 người 26 32 48 35 184 150

Số lao động dưới 100 người 33 43 37 37 112 86

Số lao động trên 100 người 6 6 9 7 150 150

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu ở hai bảng trên, số lượng DNTN đăng ký, phân cấp, hoạt động với quy mô và số lao động sử dụng đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ cùng với nhu cầu kinh doanh ngày càng phát triển các DN thành lập và quy mô đăng ký ngày càng tăng, nhưng cũng phản ánh vai trò quản lý nhà nước về công tác thuế trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt lên và định hướng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích các DNTN thành lập và hoạt động kinh doanh.

- Tình hình doanh thu, lợi nhuận và thuế phát sinh của doanh nghiệp.

Mặc dù trong những năm qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNTN trên địa bàn tỉnh là không lớn. Để có kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của mỗi DN thì còn có sự quan tâm của Chính Phủ bằng các giải pháp hỗ trợ DN và sự trợ giúp về mặt định hướng sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.8. Tình hình doanh thu, lợi nhuận và thuế phát sinh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu 2011 (tỷ đồng) 2012 (tỷ đồng) 2013 (tỷ đồng) Bình quân Tốc độ phát triển 2013 so với 2011 (%) 2012 (%)

Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ 1.606 2.091 2.700 2.132 168 129 Lợi nhuận trước thuế TNDN 85 102 135 107 158 132

Thuế TNDN phát sinh 21 26 34 27 162 131

Thuế GTGT phát sinh 560 731 810 701 176 111

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh phúc)

Qua số liệu thấy rằng mức doanh thu, lợi nhuận và các khoản phải nộp cho ngân sách hàng năm đề tăng lên. Nếu tính bình quân doanh thu trên DN năm 2013 so với 2012 thì số này cũng tăng khoảng 6%, lợi nhuận trước thuế tăng gần 10%, số thuế phải nộp giảm hơn 8%.

Với mức lợi nhuận trước thuế bình quân trên số DNTN đang hoạt động ngày càng tăng cũng phản ánh môi trường kinh doanh và các chính sách hỗ trợ DNTN trên địa bàn tỉnh ngày càng thuận lợi hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tình hình kê khai, quyết toán thuế của DNTN

Một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế đó là quản lý về chấp hành nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế. Nội dung này phản ánh ý thức chấp hành của DN và vai trò của nhà nước trong việc quản lý thuế về cải cách giảm các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động.

Bảng 3.9. Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT quyết toán DNTN

2011 - 2013

Đơn vị tính: lượt hồ sơ

Chỉ tiêu Tờ khai

thuế GTGT

Quyết toán thuế TNDN, BCTC

2011 2012 2013 2011 2012 2013

Số TK phải nộp trong năm 876 1.068 1.296 73 89 108

Số TK đã nộp 873 1.026 1.268 73 89 108

Trong đó: nộp qua mạng 132 716 1.196 11 68 108

Số TK nộp đúng hạn 631 927 1.112 55 73 96

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh phúc)

Qua số liệu tổng hợp thấy rằng số lượng hồ sơ khai thuế đúng hạn và số DNTN kê khai thuế qua mạng Internet ngày càng tăng. Như vậy ý thức chấp hành pháp luật thuế của DNTN ngày càng tăng lên, nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là cũng phản ánh kết quả của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT và vai trò quản lý nhà nước trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.

Để có được cách nhìn tổng quan hơn về sự phát triển trong hiệu quả công tác thu thuế, ngoài đánh giá kết quả đạt được so chỉ tiêu thì cần đặt chúng trong mối liên hệ theo thời gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tình hình thu nộp thuế của DNTN

Bảng 3.10.Tình hình thu nộp thuế GTGT của DNTN giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số nộp ngân sách Tốc độ gia tăng giữa năm 2013 với 2011 2012 2013 2011 (%) 2012 (%) Thuế GTGT của DN NQD 410 469 554 130,6 118,9 Trong đó của DNTN 43 57 76 154,6 133,5 Tỷ trọng số thu (%) 10,6 12,1 13,9 Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Qua bảng ta thấy, s ố thuế giá trị gia tăng của DNTN chiếm tỷ trọng trong tổng số thu thuế NQD có xu hướng tăng mạnh, năm 2011 là 10,6% năm 2013 là 13,9%, số thuế tuyệt đối tăng 263 tỷ đồng. Nguyên nhân số thu nộp tăng mạnh là do số DNTN thành lập mới nhiều, DN hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Kể từ khi Luật Quản lý thuế ra đời và có hiệu lực thi hành năm 2007, Luật đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, bình đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế và cơ quan thuế đã tăng cường công tác quản lý kê khai đối với người nộp thuế. Việc kê khai thuế GTGT hàng tháng của các doanh nghiệp gần như đúng về thời gian, theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cùng là thời hạn nộp tiền thuế GTGT vào ngân sách nhà nước, Doanh nghiệp nộp tờ khai và nộp tiền thuế đúng thời hạn quy định, kể từ đây việc khai thuế sai chưa đúng có thể kê khai bổ sung, điều chỉnh các sắc thuế đặc biệt là thuế GTGT. Vì thuế GTGT là loại thuế khai theo tháng nên việc khai sai sẽ được làm khai bổ sung, điều chỉnh trước khi có quyết định thanh tra, kiêm tra đây sẽ có nhiều doanh nghiệp lách luật. Mặc dù các doanh nghiệp nằm rải rác trền địa bàn toàn tỉnh hoạt động trong nhiều lĩnh vực và tập trung nhiều nhất là tại Thành phố Vĩnh Yên thực hiện kê khai thuế GTGT và thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh số thuế GTGT làm tăng số thuế phải nộp, làm giảm số thuế được hoàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính sách thuế GTGT quy định rõ từng mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thế nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế vẫn có những doanh nghiệp viết hoá đơn ghi sai thuế suất dẫn đến kê khai thuế GTGT đầu vào sai, nhằm chiếm dụng tiền thuế GTGT, công việc mà cán bộ thuế thường xuyên phải thực hiện là kiểm tra đôn đốc kịp thời các trường hợp chậm nộp tờ khai, phát hành thông báo đôn đốc nộp tờ khai, lập danh sách các trường hợp trong 3 tháng liên tục không nộp tờ khai và xử lý các trường hợp nộp chậm hoặc không nộp tờ khai . Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 78)