Những định hướng

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 98)

-

4.1.2. Những định hướng

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và phát triển khu vực kinh tế tư nhân là xu hướng tất yếu, thì việc phải hỗ trợ, giúp đỡ cho các doanh nghiệp ở khu vực này nâng cao sức cạnh tranh là một điều cần thiết và cấp bách. Quan điểm này cũng đã được xác định rất rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 tại Đại hội XI của Đảng: Hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại doanh nghiệp... Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Cụ thể, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân có điều kiện nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững, thiết nghĩ cần chú ý một số vấn đề sau:

Một là, trong chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, rất cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước vì như trên đã đề cập, việc này sẽ góp phần phân bổ nguồn lực xã hội hợp lý và công bằng hơn cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân có khả năng phát triển và đóng góp nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế.

Hai là, cần cải cách mạnh mẽ về thể chế, tạo lập được môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Để thực hiện được điều này, nên nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, làm cho sớm có hiệu lực những quy định vẫn còn chưa rõ ràng, chồng chéo, thiếu bình đẳng, gây trở ngại cho Doanh nghiệp tư nhân. Xóa bỏ cơ chế “xin - cho” luôn làm tăng nhiều chi phí trung gian đối với doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất và yên tâm làm ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ba là, tạo thuận lợi để Doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn bằng cách xác định các khung pháp lý, điều kiện tài chính và năng lực chuyên môn mà doanh nghiệp cần bảo đảm để đủ tiêu chuẩn tiếp cận được những người vốn vay với lãi suất thấp như vốn ODA. Đồng thời, khuyến khích phát triển hình thức hợp tác công tư, thành lập các mô hình hỗ trợ tài chính cho Doanh nghiệp tư nhân...

Bốn là, một mặt, có chương trình hỗ trợ cho các Doanh nghiệp tư nhân về nghiên cứu, ứng dụng triển khai các thành tựu khoa học, mặt khác, có những chế tài đủ mạnh buộc các doanh nghiệp hằng năm phải trích một phần lợi nhuận cho đổi mới công nghệ. Ngoài ra, Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn nâng cao trình độ về quản trị doanh nghiệp, kiến thức kinh tế, thị trường, pháp luật cho các chủ doanh nghiệp, cũng như cập nhật những thông tin liên quan mới nhất để các doanh nghiệp biết và làm ăn hiệu quả.

Năm là, cùng với công tác truyền thông tôn vinh những doanh nhân giỏi có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, xã hội, thì cũng đặt ra những yêu cầu các Doanh nghiệp tư nhân phải làm ăn nghiêm túc, minh bạch, tôn trọng pháp luật vì điều này không chỉ bảo đảm kỷ cương, mà còn là yếu tố cần thiết để Doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững.

Sáu là, bản thân từng doanh nghiệp cần luôn có ý thức điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không ngừng học hỏi, cố gắng khắc phục những khó khăn, dám nghĩ, dám làm để không ngừng phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 98)