Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của độ

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 113 - 114)

-

4.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của độ

bộ quản lý thuế

Tổ chức và hoàn thiện bộ máy tổ chức theo chức năng, bổ sung chức năng nhiệm điều tra, khởi tố chưa được qui định; tăng cường cưỡng chế, thu nợ thuế trên cơ sở xây dựng khung pháp lý đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan. Chuyển đổi và hoàn thiên cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng, nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, ứng dụng tin học hoá một cách có hiệu quả nhất vào từng chức năng quản lý thuế.

Nghiên cứu sửa đổi và cải cách những chức năng của bộ máy cơ quan thuế vẫn còn chồng chéo, nguồn nhân lực phân bổ không hợp lý. Tổ chức cơ cấu nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lựu cho phù hợp, các chức năng quan trọng thì bộ máy phải tăng cường cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn, các chức năng phục vụ nội bộ xét thấy cần thiết thì tinh giảm đẻ bộ máy tránh cồng kềnh và biên chế quá lớn.

Trong giai đoạn tới, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao đòi hỏi chúng ta phải tương đồng với quốc tế về cách thức quản lý theo chuẩn mực quản lý thuế quốc tế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế.

Đại đa số cán bộ thuế có truyền thống tốt và thực sự cố gắng trong công tác. Tuy nhiên trước yêu cầu quản lý thuế mới, kiến thức quản lý thuế theo kiểu hiện đại của các cán bộ thuế chưa được trang bị, thậm chí có một số cán bộ còn chưa hiểu rõ cách thức quản lý truyền thống hiện hành. Cán bộ ở Tổng cục thuế cũng chưa hiểu rõ cách thức quản lý ở các Cục thuế và các Chi cục theo từng chức năng quản lý. Trình độ tin học của cán bộ còn rất thấp, nhưng nỗ lực học tập chưa cao. Trình độ chuyên sâu yếu, kỹ năng quản lý còn thấp. Một số cán bộ ứng xử còn thiếu văn hoá, chưa công tâm, khách quan, tận tình; chưa văn minh lịch sự đối với người nộp thuế, chưa coi đối tượng nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất để phục vụ; giải quyết công việc còn nhiều hiện tượng để chậm trễ, thậm chí có hành vi quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu. Trên cơ sở thực tiễn đó, phải định hướng tổ chức bộ máy cơ quan thuế theo chức năng, thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có kiến thức và kỹ năng quản lý thuế mới. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử… và các kỹ năng nghiệp vụ quản lý thuế là yêu cầu cấp thiết; kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát và giảm thiểu đi đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà sách nhiễu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 113 - 114)