H giá vai trò nhà nước trong quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 132)

-

3.3.4. h giá vai trò nhà nước trong quản lý thu thuế

Đánh giá vai trò nhà nước trong công tác quản lý thuế đối với DNTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua phiếu điều tra được tổng hợp dưới đây:

Năm Số cuộc kiểm tra Tổng số thuế truy thu Trong đó Giảm số lỗ chuyển năm sau Giảm số thuế đƣợc khấu trừ GTGT TNDN Phạt Năm 2011 22 6,55 4,38 1,54 0,63 1,15 0,56 Năm 2012 27 7,03 4,61 1,93 0,49 1,34 0,84 Năm 2013 36 8,00 6,32 1,16 0,52 1,88 0,62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng hợp phiếu điều tra của Doanh nghiệp:

Nội dung 1: Các luật thuế DN đang áp dụng thực hiện:

Ở nội dung này phiếu điều tra có 4 câu hỏi, trong đó câu hỏi đánh giá về chính sách thuế hiện hành có 36/54 phiếu đánh giá là chính sách thuế hiện hành là phù hợp, 13/54 phiếu đánh giá bình thường và có 5/54 phiếu đánh giá chưa phù hợp; về tần suất, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế có 22/54 phiếu đánh giá phù hợp, 28/54 phiếu đánh giá bình thường và 4/54 phiếu cho là chưa phù hợp; về nội dung hưởng ưu đãi về miễm, giảm, giãn nộp thuế có 45/54 phiếu đánh giá là có và 10/54 phiếu đánh giá là không; về tình hình phát sinh thuế GTGT, hoàn thuế có 48/54 phiếu đánh giá là phải nộp, 6/54 đánh giá được hoàn thuế. Như vậy, ở nội dung này cơ bản các DNTN được phát phiếu đều đánh giá là các chính sách thuế cơ bản là phù hợp, tuy nhiên phiếu đánh giá bình thường chiếm tỷ lệ cao và có những ý kiến đánh gia chưa phù hợp.

Nội dung 2: Đánh giá tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan thuế:

Nội dung này các ý kiến đánh giá như sau: Về mức độ tiếp cận chính sách thuế có 46/54 phiếu đánh giá tương đối dễ, 8/54 phiếu đánh giá có thể nhưng khó; về cách tiếp cận với chính sách thuế có phải có mối liên hệ với cơ quan nhà nước không thì 28/54 phiếu đánh giá là không cần thiết, 21/54 phiếu đánh giá khá cần thiết và 5/54 phiếu đánh giá là cần thiết; đánh giá vai trò của gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội trong thương lượng với cơ quan thuế có 42/54 phiếu đánh giá là đôi khi quan trọng và 12/54 phiếu đánh giá không quan trọng; Cơ quan thuế có thường xuyên đối thoại, trao đổi với DN về chính sách thuế không, có 44/54 phiếu đánh giá là thường xuyên, 8/54 phiếu đánh giá là thỉnh thoảng và 2/54 phiếu đánh giá là không bao giờ; đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền có 42/54 phiếu đánh giá là tốt và 12/54 phiếu đánh giá là bình thường; đánh giá mức độ hài lowngf về sự phục vụ của cơ quan thuế hiện hành có 7/54 phiếu đánh giá rất hài lòng, 39/54 phiếu đánh giá hài lòng, 8/54 phiếu đánh giá không hài lòng.

Nội dung 3: Việc chấp hành Luật thuế của DN:

Nội dung này có 4 câu hỏi, đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra có 36/54 phiếu đánh giá là có vi phạm và bị xử lý về thuế, có 18/54 phiếu đánh giá là không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi phạm; chế tài xử phạt vi phạm hành chính về thuế có 16/54 phiếu đánh giá khá cao, 23/54 phiếu đánh giá cao, 15/54 phiếu đánh giá rất cao; đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra có 45/54 phiếu đánh giá bình thương và 9/54 phiếu đánh giá không hợp lý; về thời gian giải quyết thủ tục hành chính có 8/54 phiếu đánh giá nhanh chóng, 35/54 phiếu đánh giá bình thường và 11/54 phiếu đánh giá chậm.

Tổng hợp phiếu điều tra đối với công chức thuế

Để có thông tin nghiên cứu cả từ hai phía là doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, luận văn đã tiến hành phát phiếu điều tra đối với 32 công chức thuế nhằm đánh giá về tác động của chính sách thuế đối với DN và những vướng mắc trong quản lý thuế đối với DN để từ đó đánh giá vai trò nhà nước trong công tác quản lý thuế đối với DNTN do Cục thuế (Phòng Kiểm tra thuế 2) đang trực tiếp quản lý.

Nội dung phiếu điều tra gồm hai nội dung:

Nội dung 1: Quan điểm về tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách thuế hiện nay. Có 24/32 công chức đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ là quan trọng và 8/32 công chức đánh giá ở mức bình thường; chính sách nào nên tuyên truyền hỗ trợ cho DN hiện nay có 32/32 công chức đánh giá là chính sách thuế và chế độ kế toán, có 6/32 ý kiến đề nghị cả chính sách ưu đãi; về số lượng đối thoại, tập huấn cho DN có 17/32 công chức đánh giá là vừa phải, 6/32 công chức đánh giá là ít và có 9/32 công chức đề nghị khi có sự thay đổi về chính sách thuế thì tổ chức tập huấn và sau thời gian thực hiện một hoặc hai tháng thì tổ chức đối thoại với DN; về quy trình quản lý thuế hiện nay đã phù hợp chưa, có 15/32 công chức đánh giá là phù hợp, 9/32 công chức đánh giá bình thường và 8/32 công chức đánh giá là chưa phù hợp; đánh giá về mức độ thỏa mãn của DN đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ DN hiện nay có 11/32 công chức đánh giá thỏa mãn, 16/32 công chức đánh giá ở mức độ bình thường và 5/32 công chức đánh giá chưa được.

Nội dung 2: Quan điểm về quản lý thuế đối với DN. Đánh giá mức độ chấp hành pháp luật thuế hiện hành có 26/32 công chức đánh giá ở mức độ bình thường và 6/32 công chức đánh giá ở mức độ chưa tốt; đánh giá về mức độ chưa tốt thì có 6/6 công chức đánh giá về công tác chấp hành kê khai và nộp thuế và 2/6 công chức đánh giá ở công tác hoàn thuế; đánh giá những vi phạm của DN thường mắc khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thanh tra, kiểm tra có 18/32 công chức đánh giá là không kê khai hết doanh thu, khai tăng chi phí, có 16/32 công chức đánh giá ở nội dung khai tăng thuế đầu vào và cố tình bỏ xót hóa đơn, có 10/32 công chức đánh giá DN mua bán hóa đơn khống và 6/32 công chức đánh giá DN không chuyển tiền qua ngân hàng; đánh giá nội dung để nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế có 22/32 công chức đánh giá là hoàn thiện chính sách thuế và đẩy mạnh ứng dụng CNTT, có 24/32 công chức đánh giá nâng cao năng lực cán bộ thuế và định hướng sản xuất kinh doanh cho DN, có 29/32 công chức đánh giá tăng cường công tác tuyên truyền và trang bị cơ sở hạ tầng cho ngành thuế và 9/32 công chức đề nghị nội dung sửa đổi quy trình quản lý thuế cho phù hợp.

Qua kết quả tổng hợp đánh giá từ phiếu điều tra nhận thấy tác động lớn của vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với DNTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó được thể hiện qua sự đánh giá về chính sách thuế hiện hành, công tác tuyên truyền hỗ trợ DN, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho các DNTN phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả về bề rộng và chiều sâu. Hầu hết các ngành nghề kinh doanh từ thương mại, xây dựng, xuất nhập khẩu … DNTN trên địa bàn tỉnh đã tham gia và kinh doanh có hiệu quả. Đây cũng chính là nguồn thu lâu dài, ổn định của ngân sách nhà nước nói chung và đối với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hôm nay và mai sau.

3.4. Đánh giá chung về vai trò nhà nƣớc trong quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.4.1. Những mặt đạt được

3.4.1.1. Về xây dựng hệ thống chính sách pháp luật thuế, hệ thống chính sách pháp luật về quản lý thuế

3.4.1.2. Tổ chức thực hiện quản lý thuế

Thứ nhất: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về thuế, tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Tuyên truyền thuế được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú: họp báo với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương, tổ chức đối thoại, tọa đàm, trao đổi với các doanh nghiệp và tập huấn, hội thảo... qua đó các đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tượng nộp thuế hiểu rõ hơn chính sách thuế, biết tính thuế, kê khai thuế, tự làm các hồ sơ xin miễn, giảm và quyết toán thuế.

Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan thuế các cấp đã tổ chức mạng lưới làm nhiệm vụ dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế để cung cấp tài liệu, tập huấn, giải đáp mọi vướng mắc về thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ chính sách thuế, thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế một cách tự giác.

Về tổ chức: công tác hỗ trợ các doanh nghiệp được tập trung về một đầu mối, không còn rải rác tại tất cả các phòng, ban như trước đây. Điều này bước đầu đã hạn chế được tình trạng giải đáp trái ngược nhau trong cùng một nội dung vướng mắc.

Về nghiệp vụ: việc hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện các quy định trong chính sách thuế, các quy trình nộp thuế được thống nhất và mang tính tổng hợp cao. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp ; trả lời trên điện thoại, bằng văn bản; cài đặt trên máy tính, cung cấp đĩa CD. ...

Các bộ phận làm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp kết hợp với bộ phận thanh tra để tổng hợp những vấn đề mà đối tượng nộp thuế thường sai phạm để tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho người nộp thuế biết và thực hiện đúng, tránh sai phạm.

Thường xuyên đối thoại, tiếp xúc với doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các vướng mắc của họ, qua đó tăng cường giáo dục nâng cao hiểu biết về thuế cho đối tượng nộp thuế .

Quy chế tuyên truyền hỗ trợ được xây dựng nhằm thống nhất và chuẩn hoá việc hỗ trợ doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ. Thực hiện quy chế chính là hỗ trợ trực tiếp, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện việc tự tính, tự khai, tự nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác. Hơn nữa về phía người làm công tác thuế, quy chế này cũng đảm bảo phân định rõ để thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ tại cấp Tổng cục và cấp Cục thuế, tạo hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai: Nghiên cứu hoàn thiện và tổ chức thực hiện đồng bộ các qui trình quản lý thu thuế khoa học, hiệu quả đối với tất cả các khoản thu, sắc thuế.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tất cả các quy trình nghiệp vụ quản lý thu cho phù hợp với yêu cầu mới. Ban hành các sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế đối với từng khoản thu, sắc thuế, làm cẩm nang cho cán bộ thuế học tập và thực hiện quản lý thuế.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Một là, kiện toàn lại tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế

Tăng cường cả về số lượng, chất lượng cán bộ trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và trở thành lực lượng chủ yếu của cơ quan thuế. . Cán bộ thanh tra phải giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ làm việc khách quan, trung thực.

Sắp xếp phân công lại cán bộ thanh tra kiểm tra ở cơ quan thuế tại các địa phương để bố trí vào các bộ phận: thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế ; thanh tra kiểm tra hoàn thuế; thanh tra kiểm tra nội bộ ngành thuế; kiểm tra xác minh giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo; bộ phận phúc tra.... Cán bộ thuộc các bộ phận này phải được ổn định tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu chuyên sâu vào công việc được phân công.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác thanh tra thuế các kiến thức về nghiệp vụ, pháp lý, nguyên tắc xử lý các sai phạm về thuế, về kỹ năng thanh tra, kiểm tra. Chú trọng đào tạo những cán bộ chủ chốt làm trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra.

Hai là, tăng cường thanh tra đối tượng nộp thuế

Đối tượng chủ yếu và cần tập của thanh tra, kiểm tra là các doanh nghiệp lớn có dấu hiệu gian lận, nợ đọng thuế lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế. Nghiên cứu các biện pháp chống gian lận thuế đối với tất cả các khoản thu, sắc thuế, nhất là là lĩnh vực thu ngoài quốc doanh, thuế thu nhập, hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống máy tính hỗ trợ công tác thanh tra với các mức độ và phương pháp tổ chức khác nhau nhưng cùng nhằm mục đích: đào tạo và hỗ trợ cán bộ thanh tra sử dụng hệ thống máy tính trong việc thanh tra các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn sử dụng hệ thống chứng từ điện tử, trong điều kiện công nghệ thông tin và hạ tầng truyền thông phát triển nhanh như hiện nay.

Ba là, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, ngành thuế đã dành một phần lực lượng cán bộ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý thu của cơ qua thuế các cấp, tập trung vào thành tra kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế, quản lý đầu tư xây dựng của ngành, quản lý kinh phí và thực hiện kỷ cương, kỷ luật của công chức ngành thuế.

Bốn là, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thu thuế Việc ứng dụng công nghệ tin học đã tác động tích cực đến việc cải tiến và thống nhất cơ chế, quy trình quản lý toàn ngành thuế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu thuế. Cơ quan thuế các cấp đã thực hiện:

Kết nối mạng Cục thuế với trung tâm máy tính Tổng cục được đặt tại Thành phố Hà Nội.

Nâng cấp các chương trình quản lý thuế và đăng ký thuế thống nhất, qua đó quản lý chặt chẽ các sắc thuế và lưu giữ toàn bộ thông tin kê khai đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Xây dựng các chương trình ứng dụng phục vụ cải cách quản lý thu thuế; Chương trình quản lý hoá đơn, ấn chỉ thuế thống nhất trên mạng máy tính toàn ngành, hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa Kho Bạc và Thuế,... Các chương trình này sẽ đáp ứng được việc hỗ trợ cung cấp thông tin về chính sách, thủ tục thu nộp thuế kịp thời cho đối tượng nộp thuế, cung cấp thông tin về tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trạng kê khai thuế, kịp thời phát hiện những trường hợp ngừng kê khai hoặc kê khai chưa đúng để giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đạt hiệu quả cao hơn.

Năm là, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cấp, các ngành trong

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 132)