5. Kết cấu của luận văn
4.1.4. Nguy cơ, thách thức trong phát triển các KCN
Qua thực tiễn quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN huyện Phú Bình đã đưa ra một số vấn đề cần phải giải quyết đó là:
(1) Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Do đặc điểm huyện là đất ở rải rác không tập trung nên việc quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
(2) Công tác vận động, xúc tiến đầu tư tuy đã được tỉnh chú trọng song chưa thường xuyên liên tục, chưa chú ý đến việc vận động đầu tư nước ngoài. Do vậy, cho đến thời điểm hiện tại số Doanh nghiệp nước ngoài, Doanh nghiệp có tiềm năng vào huyện còn hạn chế (chưa có dự án nước ngoài đầu tư vào KCN).
(3) Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN phát triển chậm, chưa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ và bền vững của KCN; nhất là nhà ở công nhân và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động.
(4) Trong các KCN hiện nay, việc đầu tư trạm xử lý nước thải rất chậm. Nguyên nhân là kinh phí đầu tư trạm xử lý nước thải rất tốn kém. Việc xử lý chất thải rắn hiện cũng chưa có quy hoạch xử lý chung.
(5) Một số chính sách cho phát triển KCN chậm đổi mới, đây là hạn chế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nhất là các quy định về tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN chưa được hoàn thiện.
(6) Lĩnh vực quản lý KCN rất rộng và đa năng nhưng trình độ cán bộ, công chức trong bộ máy Ban quản lý còn chưa đủ kinh nghiệm quản lý và thực tiễn; do vậy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KCN trong giai đoạn mới.
4.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng, mục tiêu điểm phát triển các KCN huyện Phú Bình
4.2.1. Phương hướng
Các doanh nghiệp trong KCN phải nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ công nhân, trình độ công nghệ và sản phẩm công nghiệp. Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tâng các KCN tập trung theo hướng: hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư thuận lợi, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp lớn, các dự án công nghệ cao, tiên tiến, hiệu quả kinh tế, thu hút nhiều lao động... Phát triển mạnh các KCN tập trung trở thành hạt nhân thu hút các ngành kinh tế trọng điểm, là cơ sở quan trọng để xác định động lực chủ đạo phát triển KT - XH và đô thị hoá của địa phương.
4.2.2. Mục tiêu
Hình thành hệ thống các KCN hợp lý trên địa bàn huyện, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của tỉnh.
4.2.3. Quan điểm phát triển các KCN
1- Phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp Vùng kinh tế TDMN Bắc Bộ và của cả nước.
2. Phát triển các KCN phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn.
3. Phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.
4. Xác định thị trường cho phát triển các KCN trên địa bàn chủ yếu là ngoại tỉnh. Bên cạnh đó cần thiết hình thành một số KCN có quy mô hợp lý (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tham gia trên cơ sở nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các KCN, khai thác tốt các nguồn lực ngoài tỉnh và thị trường ngoại tỉnh.
5. Phân bố các KCN hợp lý tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng.
6. Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển KCN để tạo sự phát triển hài hoà, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực.
4.3. Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững KCN huyện Phú Bình
4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp phù hợp với yêu cầu PTBV khu công nghiệp yêu cầu PTBV khu công nghiệp
Đây là giải pháp rất quan trọng có vai trò tạo tiền đề đối với phát triển bền vững KCN của địa phương. Bởi vì, nếu quy hoạch KCN có cơ sở khoa học đầy đủ sẽ tạo ra khả năng ngăn ngừa ngay từ đầu các dự án sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm cho sản phấm công nghiệp của huyện cũng như của tỉnh có khả năng cạnh tranh. Tác giả xin trình bày ba nội dung chính sau đây:
Một là, lồng ghép các nội dung PTBV về kinh tế - xã hội - môi trường trong quy hoạch KCN
Thứ nhất, xây dựng tiêu chí PTBV đối với từng ngành sản phẩm của địa phương:
- Tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế có thể lấy tiêu chí khả năng cạnh tranh của ngành, sản phẩm làm căn cứ. Tuy nhiên, khi phân loại khả năng cạnh tranh của ngành, sản phẩm công nghiệp cần khắc phục cách phân loại trước đây chỉ dựa chủ yếu vào các lợi thế tĩnh, không bảo đảm các điều kiện để KCN có khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Phân loại khả năng cạnh tranh của ngành và sản phẩm phải đặt trong quan hệ so sánh với các nước trong khu vực và thế giới.
- Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội cần dựa vào mức độ tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, đồng thời với mức độ ảnh hưởng ô nhiễm môi trường có thể gây ra các bệnh tật, thiệt hại mùa màng của từng ngành và sản phẩm đối với người lao động và người dân.
- Tiêu chí phát triển bền vững về môi trường dựa vào phân tích mức độ phát thải và tính chất độc hại của các chất thải đối với từng loại sản phẩm trong KCN.
Thứ hai, rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN theo các tiêu chí PTBV:
- Để đảm bảo môi trường cho phát triển bền vững KCN, tỉnh Thái Nguyên cũng như huyện Phú Bình cần có biện pháp bắt buộc xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm như: bụi, dầu mỡ thải, rác thải của sản xuất tập trung vào nhà máy xử lý rác. Doanh nghiệp không xử lý, ô nhiễm vượt quá mức độ cho phép phải kiên quyết cho dừng sản xuất.
- Đối với các doanh nghiệp mới đầu tư phải có đánh giá tác động môi trường (ĐTM), chấp thuận đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; dành kinh phí đầu tư cho việc cải thiện và xử lý ô nhiễm môi trường. Cùng với đó là biện pháp khoanh vùng ngăn ngừa ô nhiễm như trồng các dải cây xanh, đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ cho các KCN.
- Loại bỏ ngay các ngành, sản phẩm đã quy hoạch mà chưa thực hiện, nhưng chứa đựng nguy cơ ô nhiễm cao và có tác động lây lan sang các vùng dân cư.
Hai là, gắn quy hoạch KCN với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị với quy hoạch hệ thống giao thông:
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch các lĩnh vực ngành nghề chính là cơ sở để địa phương định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình. Để nâng cao chất lượng quy hoạch KCN huyện Phú Bình cần:
- Thực hiện tốt quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó, rà soát lại quy hoạch phát triển KCN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với lợi thế của địa phương và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Để đảm bảo quy hoạch có chất lượng và có tính khả thi cao, cần phải khảo sát, đánh giá thực trạng và dự báo một cách chính xác về dân số, thu nhập, thị trường... tránh tình trạng chủ quan, áp đặt; gắn quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội với quy hoạch đất đai, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển hệ thống giao thông...
- Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch KCN, địa phương cần tuyển chọn những cán bộ giỏi, có nhiều kinh nghiệm tham gia vào công tác quy hoạch, nếu có điều kiện, có thể thuê chuyên gia nước ngoài của các nước phát triển cùng tham gia.
Ba là, quy hoạch các KCN, các Cụm Công nghiệp tập trung và phát triển các làng nghề TTCN:
Quy hoạch các khu, CCN là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế, và phát triển bền vững KCN. Đối với huyện Phú Bình, cần thực hiện ngay những nội dung sau đây:
- Bảo đảm được sự liên kết, hỗ trợ phát triển công nghiệp giữa các KCN, CCN trong tỉnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp.
- Bảo đảm được các vấn đề về môi trường của toàn vùng xung quanh KCN, CCN. Phải thực hiện tốt việc xử lý giác thải, nước thải trước khi xả ra
môi trường xung quanh. Các CCN phải sớm hoàn thành quy hoạch mặt bằng cơ sở hạ tầng, sớm có hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung. Cùng với đó là các KCN, CCN phải quy hoạch địa điểm chôn lấp rác hay phương án xử lý rác thải, tránh thải ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường.
- Bên cạnh đó việc hình thành và xây dựng các KCN, CCN không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng các KCN, CCN phải tính đến những diện tích sản xuất nông nghiệp ngay liền kề để diện tích canh tác này có thể chủ động được tưới tiêu.
- Phải có tầm nhìn chiến lược, đặt quy hoạch KCN, CCN trong trạng thái động và mở để lựa chọn vị trí, quy mô của từng khu vực.
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, xây dựng khu chung cư liền kề các KCN. Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch thông qua giám sát, kiểm tra, quản lý.
4.3.2. Giải pháp phát triển bền vững nội tại KCN huyện Phú Bình
4.3.2.1. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN
Trách nhiệm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN thuộc về Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN. Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN được đầu tư xây dựng đồng bộ, chất lượng cao sẽ nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tư, nhanh chóng lấp đầy diện tích quy hoạch, đáp ứng các điều kiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN và giải quyết tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, chất lượng cao cần phải giải quyết tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân có đất trong quy hoạch xây dựng KCN.
Trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Phú Bình đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo giải phóng mặt bằng cho các KCN. Tuy vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Để thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực tế cho thấy cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Thực hiện công khai các chủ trương, chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng và quy hoạch phát triển các KCN
Cần tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ chủ trương phát triển công nghiệp, phát triển KCN là yêu cầu khách quan, tất yếu để phát triển đất nước, xây dựng địa phương giàu mạnh, văn minh. Đây là chủ trương đúng đắn để chuyển nền kinh tế của huyện từ nông nghiệp sang công nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Tạo nên sự thống nhất về nhận thức trong nhân dân về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp và phát triển các KCN.
Từ quy hoạch KCN đến chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường được áp dụng của tỉnh đã ban hành. Công tác này đặt biệt coi trọng triển khai cụ thể tới nhân dân, cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương cơ sở, cùng với sự vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở chính là chìa khoá thành công trong công tác vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng.
- Có chính sách hỗ trợ nhân dân khu vực có đất quy hoạch XD KCN
Việc thu hồi đất đai để xây dựng các KCN sẽ làm giảm một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất của người dân địa phương vốn chủ yếu thực hiện sản xuất nông nghiệp. Từ đó nảy sinh tình trạng thất nghiệp và phát sinh những tiêu cực xã hội.
Các KCN cần thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động địa phương trong độ tuổi 18 - 35, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trên 45 tuổi cần được quan tâm. Để giải quyết tốt vấn đề này, cần có chính sách phát triển các loại hình dịch vụ như: ăn uống, vui chơi giải trí, thương mại… vừa tạo việc làm cho người lao động, vừa đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu của KCN.
- Nâng cao hiệu qủa hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất, chủ động thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch sử dụng đất nhằm thống nhất trong thực hiện chính sách, giảm thiểu các thủ tục hành chính, thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.
4.3.2.2. Huy động tốt các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải huy động số lượng lớn vốn đầu tư. Thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm, nhất là việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, đòi hỏi Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN phải có tiềm lực tài chính, có khả năng huy động tốt các nguồn vốn để đầu tư, có kinh nghiệm về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thực hiện công tác xúc tiến đầu tư. Do đó, yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển các KCN của huyện là việc lựa chọn Công ty đầu tư phát triển hạ tầng, điều đó quyết định tới tiến độ đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn.
Để huy động tốt các nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào một cách đồng bộ, có chất lượng cao cần thực hiện tốt một số điểm sau:
- Huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại cần có chính sách hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi đối với các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN qua việc cho phép kéo dài thời gian vay vốn; có cơ chế cho các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng thực
hiện việc thế chấp vay vốn từ tài sản trên đất đã được đầu tư mà không cần