Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 64 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp

3.3.2.1. Tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp

Tính đến tháng 12/2011, Thái Nguyên có 06 khu công nghiệp (KCN) và 01 Khu công nghiệp - đô thị với tổng diện tích quy hoạch 3.770 ha bao gồm: KCN Sông Công I có diện tích 220ha, Khu công nghiệp Sông Công II diện tích 250ha, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên diện tích 200ha, Khu công nghiệp Tây Phổ Yên diện tích 200ha, Khu công nghiệp Quyết Thắng diện tích 200ha, Khu công nghiệp Điềm Thụy diện tích 350ha và Khu công nghiệp - đô thị Yên Bình có diện tích 2.350 ha.

Trong đó trên địa bàn huyện Phú Bình có 03 KCN và 01 cụm công nghiệp (CCN) bao gồm:

- Khu công nghiệp Điềm Thuỵ có diện tích quy hoạch 350 ha, với các ngành công nghiệp: Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, sản xuất lắp ráp ô tô, điện tử, công nghiệp phần mềm.

- Đang xúc tiến xây dựng Tổ hợp công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên bình 8.009 ha (trong đó đất dành cho phát triển công nghiệp là 2.350 ha). Đây là khu công nghiệp, khu chế xuất theo định hướng công nghiệp sạch và công nghệ cao.

- Khu công nghiệp Kha sơn có diện tích 14 ha, đầu tư dự án nhà máy may công nghiệp, với tổng mức đầu tư 275,222 tỷ đồng.

- Cụm công nghiệp Điềm thuỵ có diện tích 52 ha: Sản xuất kim loại, cơ khí, chế biến khoáng sản ... đã cấp phép cho Công ty Cổ phần Công nghiệp Sông đà HA NIC làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng số vốn điều lệ của công ty là 25 tỷ đồng. Bảng 3.7: Tỷ lệ lấp đầy các KCN huyện Phú Bình tính đến tháng 12/2011 Năm Số dự án Vốn đăng ký (Tỷ đồng) Vốn thực hiện (Tỷ đồng) Diện tích đất sử dụng (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Đang xây dựng cơ bản Đang hoạt động 2006 12 608,12 415,4 156,3 37,5 2007 2 15 966,1 751,3 203,1 48,82 2008 6 17 1.253,6 1.020,6 220,5 53,00 2009 9 19 1.830,35 1.524,13 320 76,92 2010 23 22 3.577,6 2.584,8 365,5 87,86 2011 22 24 3.730,07 2.840 390,5 93,87

Nguồn: Số liệu tính toán từ phòng Thống kê Huyện Phú Bình

Có thể thấy với việc quy hoạch các KCN hợp lý, đồng bộ, hiện đại, đặt tại các vị trí thuận lợi về giao thông, được cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ, quy hoạch KCN gắn liền với quy hoạch các Khu đô thị, dịch vụ tạo nên quần thể KT-XH vững chắc, có sự gắn kết chặt chẽ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào cùng với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư của Ban quản lý các KCN Thái Nguyên và các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đã đẩy nhanh quá trình lấp đầy diện tích quy hoạch KCN.

3.3.2.2. Vốn đầu tư thu hút và vốn đầu tư thực hiện

Tính đến tháng 12/2011, KCN huyện Phú Bình đã thu hút được 46 dự án đầu tư. Trong giai đoạn 2006-2010 tổng giá trị đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp là 300 tỷ đồng (trong đó xây dựng hạ tầng 75,227 tỷ đồng, bồi thường GPMB 197,773 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư 27 tỷ đồng). Diện tích khu công nghiệp đã lấp đầy 390,5 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.730,07 tỷ đồng và vốn thực hiện là 2.840 tỷ đồng.

3.3.2.3. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 6 khu công nghiệp (KCN) và 01 KCN - đô thị, với tổng diện tích 3.770 ha, bao gồm: Sông Công I (diện tích 220 ha), Sông Công II (diện tích 250 ha), Quyết Thắng (diện tích 200 ha), Nam Phổ Yên (diện tích 200 ha), Tây Phổ Yên (diện tích 200 ha) và Điềm Thuỵ (diện tích 350 ha); KCN - đô thị Yên Bình (diện tích 2.350 ha). Trong đó có 03 khu đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích là 413,38 ha là: Sông Công I (diện tích 168,58ha), Nam Phổ Yên (diện tích 75,2 ha), Điềm Thuỵ (diện tích 170 ha), KCN- Đô thị Yên Bình (diện tích 2.350 ha).

Tính đến tháng 12/2011, KCN huyện Phú Bình đã thu hút được 46 dự án đầu tư, lấp đầy 390,5 ha, tổng số vốn đăng ký 3.730,07 tỉ đồng, có 24 dự án đã hoàn thành đầu tư, đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 205,823 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt trên 115,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hàng dệt may. Giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động. GTSXCN, tổng sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu, thu nộp ngân sách (chủ yếu thông qua thuế) và tạo công ăn việc làm của các KCN huyện Phú Bình không ngừng gia tăng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển KT-XH của huyện nói riêng cũng như của tỉnh nói chung.

- Về GTSXCN:

Bảng 3.8: Số dự án đầu tƣ và GTSXCN của Khu công công nghiệp Huyện Phú Bình

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số DN được cấp Giấy

chứng nhận đầu tư DN 12 17 23 28 45 46

Số lượng DN đi vào

hoạt động DN 12 15 17 19 22 24

Số lượng DN đi vào hoạt động/Số DN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư % 100 88,23 73,91 67,85 48,88 52,17 GTSXCN T.đồng 67,793 81,689 102,554 114,943 196,408 205,823 Tốc độ tăng % 20,497 25,54 12,08 70,87 4,79 Bình quân % 26,75

Nguồn: Ban quản lý các KCN Thái Nguyên.

Qua bảng phân tích trên cho thấy, giá trị SXCN của các doanh nghiệp KCN không ngừng tăng trưởng: Năm 2006 khi mới có 12 doanh nghiệp đi vào hoạt động, giá trị SXCN đạt 67,93 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 với 24 doanh nghiệp đi vào hoạt động giá trị SXCN đạt 205,823 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 26,75%.

- Về tổng sản phẩm:

Bảng 3.9: Tổng sản phẩm trong KCN huyện Phú Bình

Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng sản phẩm Tỷ đồng 47,6 66,3 98,8 120.9 181,8 193,7 Tốc độ tăng % 39,2 49,01 22,3 50,3 6,5

Bình quân % 33,48

Tổng sản phẩm của KCN huyện Phú Bình năm 2006 là 47,6 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 193,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 33,48%.

- Kim ngạch xuất khẩu:

Bảng 3.10: Kim ngạch xuất khẩu của KCN huyện Phú Bình

Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch xuất khẩu Tỷ đồng 67,7 88,3 115,5

Tốc độ tăng % 30,42 30,8

Bình quân 30,61

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý KCN năm 2011.

Từ năm 2006 - 2008 các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, thực hiện việc đầu tư tại KCN với mục tiêu di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu tại KCN huyện Phú Bình không có. Năm 2009 - 2011, có 01 doanh nghiệp xuất khẩu (Công ty Nhà Máy may TNG Phú Bình), kim ngạch xuất khẩu đạt 67,7 tỷ đồng năm 2009 lên 115,5 tỷ đồng năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu của KCN huyện Phú Bình cho đến thời điểm hiện tại chủ yếu là ngành may mặc.

- Thu nộp ngân sách

Bảng 3.11: Thu nộp ngân sách tại KCN huyện Phú Bình

Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Thu nộp ngân sách Tỷ đồng 4,204 6,044 8,381 9,111 8,234 8,38

Tốc độ tăng % 43,76 38,66 8,7 -9,62 1,77

Bình quân % 16,65

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các KCN Thái Nguyên năm 2011.

Số thu nộp ngân sách nhà nước của KCN Phú Bình chủ yếu từ các loại thuế. Theo các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của nhà nước thì

các doanh nghiệp KCN đều được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 04 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 8 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Do đó, thu nộp ngân sách nhà nước của các KCN chủ yếu từ Thuế GTGT, thuế môn bài nên số thuế số thu nộp chưa cao. Bảng trên cho thấy, năm 2006 thu nộp ngân sách của KCN huyện Phú Bình đạt 4,204 tỷ đồng, năm 2007 đạt 6,044 tỷ đồng, năm 2008 đạt 8,381 tỷ đồng, Năm 2009 thu nộp ngân sách đạt 9,911 tỷ đồng, năm 2010 đạt 8,243 tỷ đồng giảm so với năm 2009 1,886 tỷ đồng, năm 2011 đạt 8,38 tỷ đồng tăng gấp 1,99 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 16,654%. Vấn đề thu ngân sách từ các khoản thuế đối với KCN chưa thực sự phát huy tác dụng do các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn đang được miễn, giảm thuế theo các chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước.

- Về giải quyết việc làm:

Bảng 3.12: Quy mô lao động của KCN huyện Phú Bình

Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số lao động người 1.728 3.634 5.279 5.137 5.730 6.315

Tốc độ tăng % 110,3 45,26 -2,68 11,5 10,2

Bình quân % 34,91

Nguồn: Báo cáo thống kê của huyện Phú Bình

Theo bảng số liệu trên cho thấy năm 2006 giải quyết việc làm cho 1.728 lao động, trong đó chủ yếu là lao động địa phương. Tính đến tháng 12/2011, KCN huyện Phú Bình đã giải quyết việc làm được 6.315 lao động, trong đó lao động địa phương là chính và chủ yếu là lao động ở quanh khu đền bù KCN. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 34,91%. Việc thu hút nhiều lao động làm việc tại KCN huyện Phú Bình cho thấy hiệu quả xã hội đem lại từ các KCN là rất lớn.

-Thu nhập bình quân của người lao động:

Bảng 3.13: Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong KCN huyện Phú Bình

Đơn vị tính: ngàn đồng

Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Thu nhập

bình quân đồng 970 1.050 1.500 1.900 2.200 2.850 Tốc độ tăng % 8,24 42,85 26,66 15,78 29,54

Bình quân % 24,61

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các KCN Thái Nguyên giai đoạn 2006-2011.

Theo đánh giá chung từ năm 2006 đến năm 2011 tăng từ 970.000 đồng lên 2.850.000 đồng/người/tháng, tốc độ tăng bình quân thu nhập của người lao động là 24,61%. Nhìn chung đó là mức thu nhập thấp so với tình hình giá cả hiên nay. Mức thu nhập thấp đã không chỉ ít hẫp dẫn nhân lực, kể cả nhân lực phổ thông, mà còn là một nguyên nhân khiến trong những năm qua, người lao động đã không có cơ hội tự đào tạo, doanh nghiệp cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc đình công tại các doanh nghiệp trong KCN.

Trong những năm vừa qua, do có biến động lớn của thị trường, các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh và hầu hết các giá cả nhóm yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh đều tăng. Đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và chính sự tác động mạnh của thị trường các yếu tố đầu vào đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên của đa số

doanh nghiệp đã khắc phục được khó khăn, chủ động, năng động sáng tạo trong điều hành sản xuất và đã vươn lên làm ăn có lãi như: Công ty Kim loại mầu; Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại TNG;... và chính sự vươn lên đó các doanh nghiệp này đã có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho con em của địa phương.

Bên cạnh đó, còn một số doanh nghiệp do những hạn chế lựa chọn công nghệ; quản lý sản xuất kinh doanh; việc chứng minh để huy động vốn còn yếu. Dẫn đến các doanh nghiệp này không đảm bảo được các yếu tố sản xuất ổn định dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao, vì thế chưa có đóng góp cho kinh tế - xã hội của huyện.

Qua phân tích ở trên cho thấy, các KCN huyện Phú Bình tuy đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao về giá trị SX công nghiệp, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu; đã bước đầu có những đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo nhiều việc làm cho người lao động... Điều đó tạo nên sự phát triển nhanh của KCN Thái Nguyên nói chung và KCN huyện Phú Bình nói riêng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững KCN cần quan tâm giải quyết đó là: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN còn thấp, chất lượng tăng trưởng chưa ổn định, không tương xứng với tiềm năng của KCN; năng suất lao động, thu nhập bình quân của người lao động thấp, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn; chất lượng lao động làm việc tại KCN thấp, tỷ lệ lao động có tay nghề còn chưa cao.

3.3.2.4. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN

Các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN huyện Phú Bình đa số là thực hiện dự án đầu tư mới gắn với việc đầu tư máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất. Số doanh nghiệp đầu tư di chuyển địa điểm ít, chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài một số doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần thương mại TNG Thái Nguyên,... đã chú trọng đến đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, khai thác,

ở rộng thị trường truyền thống cũng như thị trường mới đã và đang chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như mở rộng xuất khẩu, tuy nhiên vẫn còn phần lớn số doanh nghiệp còn lại có công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô nhỏ, đầu tư chắp vá thiếu chiều sâu. Sản phẩm sản xuất ra chưa có uy tín, sức cạnh tranh không cao.

3.3.2.5. Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế

Trong các KCN huyện Phú Bình, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu tập trung ở một số ngành: Chế biến nông sản, thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Cơ khí chế tạo, May mặc, điện tử.... Ngoài ra, có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: vận tải, dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, sân chơi thể thao, kho bãi,...

Mối quan hệ liên kết kinh tế chủ yếu được thực hiện giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp dịch vụ trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi.... trong KCN chưa nhiều, chủ yếu các doanh nghiệp quan hệ với các doanh nghiệp vận tải bên ngoài.

Mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các KCN với nhau, giữa các KCN với các CCN thấp, ít có sự liên kết về tổ chức sản xuất mà chủ yếu là liên kết sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ.

Trong các KCN đều quy hoạch diện tích dùng để đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, kho trung chuyển hàng hoá... thu hút các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, cho thuê kho đầu tư, tổ chức hoạt động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN. KCN huyện Phú Bình được đầu tư xây dựng các trạm biến áp, hệ thống điện động lực, chiếu sáng; trạm cấp nước sạch, hệ thống cấp nước sạch; hệ thống thoát nước mưa, nước thải; trạm xử lý nước thải, với công suất thiết kế đảm bảo nhu cầu của các nhà đầu tư. Các điểm đấu nối phục vụ cho các chà máy của doanh nghiệp được bố trí ngay sát hàng rào rất thuận tiện cho việc quản lý, duy tu bảo dưỡng và đấu nối sử dụng của các doanh nghiệp.

Với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chất lượng tốt, các KCN Thái Nguyên nói chung và KCN huyện Phú Bình nói riêng đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.3.3. Thực trạng tác động lan tỏa của khu công nghiệp huyện Phú Bình theo hướng bền vững

Trong những năm qua, tuy chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, chưa thực sự có nhiều mối liên kết kinh tế với bên ngoài nhưng KCN huyện Phú Bình đã có những tác động lan toả tích cực đối với quá trình phát triển kih tế - xã hội của địa phương, nhất là địa phương có KCN. Tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Kích thích phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Bước đầu có những đóng góp cho ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)