Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 81 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình phát triển các KCN huyện Phú Bình vẫn còn có những yếu kém, hạn chế cần khắc phục, đó là:

* Trong phát triển nội tại KCN theo hướng bền vững: - Chất lượng thực hiện quy hoạch KCN chưa cao:

Việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN còn chậm, chưa theo kịp công tác xúc tiến thu hút đầu tư, nhiều hạng mục còn chưa được quan tâm triển khai (trạm xử lý nước thải, nhà ở cho công nhân . . .). Tạo nên sự không đông bộ về kết cấu hạ tầng của KCN, gây ảnh hưởng đến quá trình triền khai dự án, tổ chức sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư; làm giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí nguồn lực (vốn, đất đai); ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.

- Việc triển khai thực hiện dự án của các nhà đầu tư chậm; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định:

Việc triển khai đầu tư thực hiện dự án của các doanh nghiệp không đảm bảo tiến độ đăng ký (dự án được triển khai không đúng tiến độ đặt ra và được cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐT phê duyệt). Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đăng ký thấp. Năm 2011 vốn đăng ký là 3.730,07 tỷ đồng, trong khi đó vốn thực hiện là 2.840 tỷ đồng, bình quân từ năm 2006-2011 đạt 44,9%.

Tỷ lệ doanh nghiệp đi vào hoạt động qua các năm so với số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn thấp, không đều, cao nhất là năm 2007 đạt 88,23%, thấp nhấp là năm 2010 đạt 48,88%, bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 66,2%. Do đó, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp KCN không cao và chưa tương xứng với tiềm năng. Các ngành sản xuất trong KCN có sự tăng trưởng không ổn định, một số ngành có xu hướng đi xuống như ngành sản xuất vật liệu xây dựng.... Các ngành có sự tăng trưởng ổn đinh là dệt may (Công ty cổ phần may TNG Thái Nguyên).

- Công nghệ và hoạt động triển khai áp dụng công nghệ vào sản xuất ít được quan tâm:

Số lượng doanh nghiệp thực hiện việc mua sắm máy móc, thiết bị mới gắn với chuyển giao công nghệ sản xuất mới chưa cao, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng trên 30%. Tỷ lệ vốn đầu tư cho việc chuyển giao công nghệ mới chỉ chiếm 10% tổng số vốn mua sắm máy móc, thiết bị. Theo khảo sát tại một số doanh nghiệp trong KCN, máy móc, thiết bị sản xuất mới được sản xuất nhưng công nghệ áp dụng chỉ đứng hàng thứ 2 thứ 3 hoặc là công nghệ truyền thống nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa thực sự có sức cạnh tranh trên thị trường, hoạt động sản xuất còn phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường.

- Mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong KCN chưa cao:

Các doanh nghiệp sản xuất có mối quan hệ kinh tế với nhau còn ít, qua quá trình thực hiện rà soát các doanh nghiệp cho thấy, có những doanh nghiệp trong cùng KCN không biết về hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khác (sản phẩm sản xuất) mà hoạt động sản xuất đó có thể liên kết với nhau.

* Trong tác động lan toả của KCN: - Lao động trong tỉnh tại KCN còn thấp:

Việc gắn kết quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương nhất là việc phát triển các làng nghề đã làm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cung cấp cho

KCN; mức thu nhập của người lao động trong KCN so với các CCN không có sức cuốn hút người lao động; mặt khác người lao động chưa có tác phong lao động công nghiệp nên không muốn gò bó theo kỷ luật lao động khi làm việc trong các KCN. Việc số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của các CCN, các ngành dịch vụ cũng làm giảm bớt số lượng lao động tại KCN.

- Vấn đề môi trường:

Việc phát triển các KCN có ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng cây trồng nông, lâm nghiệp cũng giảm dần qua các năm. Do bị ô nhiễm bởi hoạt động của khu công nghiệp và trong tương lai, diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ còn tiếp tục giảm do việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Trong quá trình hoạt động của mình, nhiều nhà máy vì lợi ích kinh tế mà không chú trọng đến vấn đề xử lý nước thải, xả thẳng trực tiếp ra các hệ thống sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước. Lượng nước thải của KCN trung bình khoảng 300 m3/ngày, lưu lượng xả lớn nhất là 600 m3

/ngày.

- Diện tích đất chưa triển khai xây dựng còn nhiều:

Các nhà đầu tư được giao đất nhìn chung đa số đều sử dụng đất đúng với nội dung đã đăng ký; đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả và thực hiện tốt chính sách pháp luật nhà nước quy định; nộp tiền thuê đất đầy đủ. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển công nghiệp chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa thực hiện. Một số nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, ngành nghề đã cam kết chậm, chưa đúng tiến độ còn để diện tích đất không sử dụng trong thời gian dài.

- Nảy sinh các vấn đề xã hội khác:

Việc thực hiện chất lượng quy hoạch chưa cao quá trình triển khai thực hiện đầu tư theo quy hoạch các KCN chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay

mới có 01 Khu nhà ở dành cho công nhân được đầu tư tại Công ty cổ phần may TNG Thái Nguyên, giá cho thuê nhà so với thu nhập của người lao động còn cao nên chưa phát huy được hiệu quả. Các hạng mục hạ tầng xã hội khác như: bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, dịch vụ ăn uống... chưa được đầu tư xây dựng. Đời sống văn hoá tính thần của người lao động chưa được quan tâm đúng mức, đa số người lao đông làm việc tại các KCN thuê nhà trong khu vực dân cư để sống. Người lao động chủ yếu tham gia sinh hoạt với người dân khu vực xung quanh các KCN nên đã nảy sinh nhiều hiện tượng gây mất an ninh trật tự, an loàn xã hội như: đánh nhau, cướp giật, trấn lột... Hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp chưa hiệu quả, chưa hình thành được các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tại KCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)