5. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.5.1. Phương pháp đồ thị
Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị . Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông t in để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin....
2.2.5.2. Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển bền vững các Khu Công nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian tới.
Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:
Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)
* Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của các Doanh nghiệp ở trong các Khu Công nghiệp có thể huy động và phát huy;
* Điểm yếu: Những yếu kém trong quy hoạch, xây dựng, và xử lý chất thải trong các khu Công nghiệp có thể khắc phục được;
* Cơ hội: Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại mà các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau;
* Thách thức: Những trở ngại do phát triển không bền vững của các khu công nghiệp.
2.2.5.3. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu, phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
Được áp dụng để so sánh hiệu quả, tác dụng của công nghiệp với kinh tế - xã hội; so sánh giữa các tỉnh như Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hải Dương với huyện Phú Bình để đưa ra những giải pháp cho phát triển bền vững; đánh giá những đóng góp của các Khu công nghiệp đối với nền kinh tế của huyện, đóng góp cho tỉnh.