Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 84 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Những hạn chế nêu trên trong quá trình phát triển bền vững KCN huyện Phú Bình xuất phát từ những nguyên nhân sau:

* Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước: - Chủ trương, chính sách phát triển KCN

Chưa có chủ trương thống nhất về hỗ trợ các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng trong thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chủ yếu do các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng thực hiện, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

+ Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chưa hiệu quả. Nguồn ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề còn ít, số lượng chất lượng cơ sở đào tạo, trang thiết bị phục vụ đào tạo và trình độ đội ngũ giảng viên chưa cao, công nhân được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chưa có được sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và đơn vị tuyển dụng.

+ Chưa có chính sách hỗ trợ Công ty đầu tư phát triển hạ tầng trong việc huy động các nguồn vốn để triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chưa có cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.

+ Chưa thực hiện tốt chủ trương về hình thành và phát triển các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Phú Bình nói riêng cũng như trong các KCN.

+ Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành, chủ trương “trải thảm

đỏ thu hút các nhà đầu tư” được thực hiện chưa đúng nghĩa, việc thu hút các

nhà đầu tư chủ yếu chú ý đến số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng của các nhà đầu tư và dự án đầu tư.

- Công tác quản lý đối với quá trình triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công tác quản lý quá trình triển khai dư án và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý còn ít, năng lực còn hạn chế. Chính sách về quản lý còn nhiều bất cập, chồng chéo nên quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc. Chưa đề xuất được nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, việc gắn kết hoạt động kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các KCN, các KCN và giữa các doanh nghiệp trong các KCN, các KCN với các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế ngoài KCN chưa thực sự có hiệu quả.

* Từ phía các doanh nghiệp:

- Năng lực tài chính của một số chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng doanh nghiệp thứ cấp chưa thực sự đủ mạnh:

Việc chậm triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và doanh nghiệp KCN, bên

cạnh nguyên nhân khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thì năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguyên nhân đáng chú ý. Thực tế cho thấy, chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng do không đủ năng lực và khả năng huy động tài chính để đầu tư nên đã lựa chọn đầu tư theo “hình thức cuốn chiêu” nghĩa là “có doanh nghiệp đầu tư đến đâu, triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đến đó”, tài chính để thực hiện đầu tư dựa trên việc thu tiền thuê đất của các doanh nghiệp đã đầu tư và tiền ứng trước (đặt cọc) để thuê đất của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cho diện tích đất nông nghiệp còn lại và chưa giải quyết tốt các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường.

- Việc phân tích thị trường dự án của doanh nghiệp còn hạn chế:

Vấn đề quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp là thị trường. Việc phân tích thị trường sản phẩm để quyết định đầu tư của doanh nghiệp còn mang tính cảm tính, chỉ nhìn nhận vào nhu cầu trước mắt về sản phẩm mà chưa đánh giá được nhu cầu đó trong tương lai, dẫn đến quyết định đầu tư sai, dự án đầu tư hoạt động cầm chừng hoặc tạm dừng hoạt động do không có thị trường.

- Việc áp dụng công nghệ mới, đầu tư đổi mới công nghệ chưa được quan tâm:

Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh của chính sản phẩm trên thị trường. Tác dụng của công nghệ đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất đều được các chủ doanh nghiệp hiểu rõ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt, vì khả năng tài chính có hạn, vì không muốn phải trả tiền lương cao cho người lao động có tay nghề... đã không chú trọng đến việc đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất. Đa số các doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị mới nhưng không gắn liền với việc triển khai công nghệ mới, hoạt

động đầu tư, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào sản xuất chưa được quan tâm thích ứng.

- Chưa nghiêm túc thực hiện các qui định của pháp luật nhà nước trong quá trình hoạt động:

Các doanh nghiệp đều chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nhà nước về đầu tư, về lao động, về bảo vệ môi trường... Sau khi được cấp giấy CNĐT, các doanh nghiệp phải triển khai thực hiện dự án theo tiến độ đã được Ban quản lý các KCN phê chuẩn, nhưng việc thực hiện dư án của cnhiều doanh nghiệp được tiến hành cầm chừng, đầu tư một cách chống đối để tránh bị thu hồi giấy CNĐT và thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Khi đi vào hoạt động nhiều doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ; tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động không đầy đủ; không thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn lao động, cấp bảo hộ lao động; nhiều doanh nghiệp không xử lý tốt nước thải theo quy đinh trước khi thải ra môi trường xung quanh....

Từ những yếu kém, hạn chế trên đây cần thiết phải có những giải pháp có hiệu quả đảm bảo cho các KCN Thái Nguyên cũng như KCN huyện Phú Bình tiếp tục đạt được sự tăng trưởng nhanh, bền vững đáp ứng những yêu cầu PTBV.

CHƢƠNG IV

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)