Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công nghiệp; của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thương Thái Nguyên, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh, phòng Công thương và các phòng ban chức năng của huyện Phú Bình.

- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên trong một số năm gần đây.

- Các văn bản, quy định liên quan Khu Công nghiệp của Chính phủ và của Tỉnh.

- Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương,....

Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo): - Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 - UBND tỉnh Thái Nguyên.

Định hướng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành công nghiệp.

Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra là người dân xung quanh Khu Công nghiệp; các Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp; các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

* Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực hiện nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của chất thải ra xung quanh Khu Công nghiệp, quy mô phát triển của các Doanh nghiệp; đời sống của cán bộ công nhân viên, người lao động trong các KCN, chính sách và thủ tục hành chính để thu hút các Doanh nghiệp vào Khu Công nghiệp; vấn đề gây ô nhiễm môi trường nước, đất đai và không khí; làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhiên liệu và năng lượng, chiếm dụng diện tích đất của địa phương.... Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân xung quanh các khu công nghiệp, cán bộ công nhân viên người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp... Đề tài đánh giá được thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp ở huyện Phú Bình và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững khu Công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình.

* Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số Doanh nghiệp về tình hình chính sách thu hút đầu tư. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử 05 Doanh nghiệp theo bộ mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước.

* Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra, phỏng vấn, thông qua ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 45 - 47)