Biểu đồ biến động số lƣợng học sinh các bậc học huyện Sơn

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 95 - 100)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3. Biểu đồ biến động số lƣợng học sinh các bậc học huyện Sơn

Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho các trƣờng học, thực hiện có hiệu quả Đề án kiên cố hóa trường học và xây dựng nhà công vụ giáo viên. Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc chú trọng. Từ 2005 – 2010 toàn huyện đã huy động đƣợc 5.187,5 triệu đồng đóng góp từ nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Kết quả đã triển khai xây dựng 186 gian nhà công vụ giáo viên và 330 phòng học tại 40 trƣờng trên địa bàn; đã xây dựng đƣợc 8 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. 100% các trƣờng nối mạng Internet và thƣờng xuyên trao đổi thông tin với Phòng Giáo dục và Đào tạo qua thƣ điện tử [28,tr.94]. Tiếp tục củng cố mạng lƣới trƣờng học, thành lập 25 trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn, đã thành lập 04 trƣờng liên cấp tiểu học và THCS, 01 Trung tâm dạy nghề huyện, 01 trung tâm bồi dƣỡng lý luận Chính trị, mở rộng và nâng cấp 26 trƣờng mầm non. Đến năm 2010 đã đảm bảo mỗi xã có ít nhất một trƣờng THCS, tổng số trƣờng học trong huyện 104 trƣờng. Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tron quản lý giáo dục, huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch tới từng trƣờng, coi việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là mũi nhọn trong việc nâng cao chất lƣợng toàn ngành. Đến 2011, huyện Sơn Dƣơng đã có 18 phòng máy với 250 máy tính phục vụ giảng dạy bộ môn Tin học ở các cấp học và gần 2.100 cán bộ giáo viên thực hiện soạn giáo án trên máy vi tính. Hệ thống trƣờng lớp đƣợc mở rộng và hoàn thiện, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc trong huyện [42,tr.7].

Về chất lượng giáo dục:

Để làm chuyển biến và nâng cao chất lƣợng giáo dục, huyện đã tập trung vào việc chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị với yêu cầu đặc thù của ngành giáo dục là gắn chặt với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Thông qua các cuộc vận động và phong trào thi đua đó chất lƣợng giáo dục toàn diện của huyện trong 10 năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt [43,tr.2].

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt ở mức cao và luôn đƣợc giữ vững qua các năm: Năm học 2005 – 2006 tỷ lệ tốt nghiệp bậc Tiểu học đạt 99,8%, bậc THCS đạt 99,7%, bậc THPT đạt 95,2%; Năm học 2008 – 2009, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học đạt 99,05%, bậc THCS đạt 99,5%, bậc THPT đạt 75,6%

Thành tích nổi bật nhất của giáo dục trong những năm qua là: Năm 2001 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Năm 2003 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tính đến 2009, huyện đã duy trì 8 đơn vị trƣờng học đã đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia mức I và đang tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng 5 trƣờng đạt chuẩn quốc gia vào những năm học tiếp theo.

Huyện chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho nên tính đến 2010, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng (giáo viên mầm non có trình độ chuẩn trở lên đạt 94%; giáo viên phổ thông có trình độ chuẩn trở lên đạt 99,7%) [38tr.10]; Cán bộ quản lý các trƣờng học đã đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục đạt 89%. Đây là một tỉ lệ cao so với các huyện thị khác trong tỉnh. Hàng năm, huyện tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên vào các dịp hè về phƣơng pháp cũng nhƣ kĩ năng mới, các lớp tập huấn về thay đổi chƣơng trình sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên các cấp và các môn học đã không còn. Cùng với sự tăng lên về số lƣợng học sinh ở cấp THPT thì số lƣợng giáo viên ở cấp học này có tốc độ tăng nhanh hơn so với các cấp còn lại. Năm học 2007 – 2008 số lƣợng giáo viên tăng gấp 2,5 lần so với năm học 2000 – 2001 [44,tr.8]. 108

Công tác thanh tra – kiểm tra đƣợc huyện chỉ đạo cho phòng Giáo dục đào tạo huyện cùng các phòng ban chức năng tiến hành thƣờng xuyên – đƣợc coi nhƣ một nhiệm vụ quan trọng để đánh giá hất lƣợng dạy và học ở từng trƣờng và từng bậc học từ đó phát huy những thành tích đã đạt đƣợc và đƣa ra phƣơng án khắc phục hạn chế tồn tại. Với cách làm đó chất lƣợng giảng dạy và học tập đƣợc nâng lên rõ rệt. Qua sơ kết năm học 2010 – 2011, 100% các trƣờng Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện đã kiểm tra phân loại học sinh và lập kế hoạch bồi dƣỡng học sinh yếu ngay từ đầu năm học nên nhờ đó chất lƣợng học sinh đồng đều hơn, kết quả có trên 50% học sinh bậc Tiểu học và 40% học sinh bậc THCS xếp học lực khá giỏi. Trong năm học 2008 – 2009 có 945 em tham gia đội tuyển học sinh giỏi, trong đó có 92 em đạt giải cấp tỉnh và 399 em đạt giải cấp huyện và có rất nhiều trong số đó là gƣơng mặt học sinh nghèo vƣợt khó học tốt.

Tuy nhiên, qua 20 năm đổi mới cũng vẫn còn một số vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục của huyện:

- Chất lƣợng giáo dục có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhiều bất cấp so với yêu cầu dân trí và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao: Năm học 2008 – 2009 có 567 học sinh, sang đến năm học 2009 – 2010 có 300 học sinh. Việc huy động học sinh trở lại lớp đạt hiệu quả thấp.

- Chƣa mạnh dạn đa dạng hoá các loại hình trƣờng có quy mô lớn, đặc biệt là ngành học mầm non với các mô hình ngoài công lập hay tƣ thục,...

- Do điều kiện lịch sử, số giáo viên đƣợc đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên một bộ phận giáo viên có năng lực và chuyên môn còn yếu chƣa theo kịp yêu cầu, lực lƣợng cán bộ chuyên môn ở các trƣờng còn mỏng chƣa đủ sức tạo chuyển biến về chất lƣợng.

- Cơ sở vật chất tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, phần lớn phòng học của trƣờng phổ thông, mầm non là nhà cấp 4 đang dần bị xuống cấp nên không đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn. Hệ thống các phòng học chức năng còn thiếu, trang thiết bị giảng dạy, thƣ viện còn nghèo nàn chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức. Diện tích trƣờng học nhiều nơi còn chật hẹp, thiếu quy hoạch tổng thể nên xây dựng còn chắp vá,...

Song những con số thành tích về giáo dục toàn diện của huyện trong 20 năm qua là những dấu hiệu đáng mừng cho sự cố gắng của toàn ngành giáo dục Sơn Dƣơng, là nguồn cổ vũ và khích lệ tinh thần cho sự phấn đấu hoàn thiện trong những giai đoạn phát triển tiệm tiếp theo, làm tròn nhiệm vụ trồng người” mà Đảng và nhân dân giao cho.

3.4. Y tế – Môi trƣờng

3.4.1. Về y tế

Xuất phát từ quan niệm sức khỏe con là vốn quý quan trọng nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội. Việc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng và bảo bệ Tổ quốc. Cho nên việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ƣu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc ta. Quán triệt quan điểm tƣ tƣởng đó, trong hơn 20 năm đổi mới qua ngành y tế huyện Sơn Dƣơng đã có những cố gắng phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, qua đó đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm thập niên 90 của thế kỷ, từ chỗ cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, huyện mới chỉ có 01 bệnh viện và 29/33 xã xây dựng đƣợc trạm xá, trong đó phần lớn là nhà vách nứa, cấp bốn tạm bợ. Đến nay, với sự đầu tƣ nguồn vốn hỗ trợ của TW, của tỉnh, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của huyện cùng với sự đóng góp của nhân dân huyện đã có 2 bệnh

viên đa khoa: Bệnh viên Đa Khoa Sơn Dƣơng (thị trấn Sơn Dƣơng), Bệnh viện Đa khoa Kim Xuyên và 3 phòng khám đa khoa khu vực; 33/33 xã đã có trạm y tế xã đƣợc nâng cấp và xây mới kiên cố hóa bằng nhà cao tầng và đƣợc đầu tƣ trang thiết bị đầy đủ khám chữa bệnh, trong đó có 7 trạm y tế xã đã đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất [14,tr.10].

Đội ngũ y bác sĩ của huyện có chuyên môn ngày một vững và thƣờng xuyên bổ sung. Công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ đƣợc các cấp ủy và chính quyền quan tâm cử đi học nâng cao nên số lƣợng bác sĩ có trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng lên về số lƣợng.

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)