Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 28 - 31)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2. Tình hình xã hội

Song song với phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa giáo dục luôn đƣợc Đảng bộ và chính quyền, các ngành huyện Sơn Dƣơng quan tâm, tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành y tế, văn hóa giáo dục.

Năm 1980, huyện hoàn thành xây dựng rạp chiếu bóng ở huyện lỵ, Phòng khám chữa bệnh Sơn Nam, trƣờng cấp III Kim Xuyên, trƣờng vừa học vừa làm Đông Lợi…Cũng trong năm này, huyện có 352 giƣờng bệnh, 427 cán bộ y tế, 50 ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, 200 nhà trẻ với 899 cô nuôi dạy trẻ. Các xã đều có trƣờng học với 1.269 giáo viên và 36.552 học sinh các cấp. Dẫn đầu toàn huyện về thành tích dạy và học, hai trƣờng Tân Trào và Sầm Dƣơng vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Ba

Từ 1981- 1985, bƣớc sang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm và hoàn thành nhiệm vụ huyện hậu phƣơng của tỉnh tiền tuyến, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn chế, huyện vẫn ƣu tiên hợp lý cho phát triển văn hóa, xã hội đặc biệt là giáo dục và y tế. Phƣơng thức “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” đƣợc thực hiện triệt để đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi. Năm học 1984 – 1985, toàn huyện đã xây dựng và sửa chữa đƣợc 500 phòng học kiên cố, bán kiên cố; toàn huyện có 1.500 giáo viên và 31.000 học sinh các cấp. Từ năm 1981 – 1985 hơn 7 triệu đồng, hàng vạn ngày công đƣợc huy động để làm mới 33 phòng khám chữa bệnh và xây dựng bệnh viện Kim Xuyên. Năm 1985, toàn huyện có 420 giƣờng bệnh, các xã Đông Lợi, Văn Phú, Tam Đa, Sầm Dƣơng, Đại Phú…xây dựng đƣợc trạm xá kiên cố. Triển khai có hiệu quả cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình, huyện đã giảm đƣợc tỷ lệ tăng dân số từ 3,1% (năm 1981) xuống 2,4% (năm 1985). Về các hoạt động văn hóa xã hội khác Sơn Dƣơng luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh [1,tr. 57]

Là huyện hậu phƣơng của tỉnh tuyến đầu, công tác củng cố quốc phòng, chi viện tiền tuyến là một nhiệm vụ trọng yếu của địa phƣơng. Bằng ý chí quyết thắng của đồng bào các dân tộc, nắm vững phƣơng châm “quân sự hóa toàn dân” của Đảng , huyện xây dựng đƣợc lực lƣợng vũ trang địa phƣơng với quân số chiếm 13% dân số, 2.000 sỹ quan, bộ đội phục viên đƣợc biên chế thành một trung đoàn dự nhiệm. Riêng năm 1984, huyện đã nhập kho Nhà nƣớc đƣợc 5.858 tấn lƣơng thực, 647 ngƣời lên đƣờng nhập ngũ. Tiểu đoàn Tân Trào – bộ đội địa phƣơng với 700 cán bộ, chiến sỹ đi tham gia chiến đấu đã lập công xuất sắc. Trong 5 năm, huyện đã đóng góp 417.000 ngày công phục vụ chiến đấu và làm đƣờng giao thông ở biên giới, 150 cán bộ đƣợc tăng cƣờng cho huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) kết nghĩa. Dành cho đồng bào,chiến sỹ nơi biên cƣơng những tình cảm sâu nặng nhất, các đoàn thể quần chúng của huyện quyên góp ủng hộ tuyến trƣớc 1,4 triệu đồng; 564 tấn lƣơng thực; 25 tấn lợn; 3 vạn tàu cọ và nhiều tặng phẩm khác.

Tuy nhỏ bé, so với sự hi sinh mất mát của quân dân vùng biên giới, song những cống hiến của nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đã góp phần xứng đáng xây dựng Hà Tuyên trở thành tỉnh anh hùng.

Tiểu kết chƣơng 1

Với những thành tích trong sản xuất, củng cố quốc phòng và phục vụ chiến đấu, chi viện tiền tuyến, ngày 22 – 10 – 1985, quân dân huyện Sơn Dƣơng vô cùng vinh dự đƣợc chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng Quân công hạng Ba. Phần thƣởng cao quý của Đảng và Nhà nƣớc mãi là niềm tự hào, nguồn động viên cho Đảng bộ và nhân dân huyện trên bƣớc đƣờng đi tới, cho những nỗ lực cố gắng phấn đấu trong suốt một chặng đƣờng dài khó khăn đã qua. Tuy nhiên nhìn lại chặng đƣờng đã qua, kinh tế - xã hội Sơn Dƣơng vẫn còn là một huyện nghèo. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp mang tính chất độc canh với tập quán sản xuất lạc hậu nên năng suất và sản lƣợng bấp bênh, không cao. Trình độ dân trí chƣa cao, lực lƣợng sản xuất kém phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ phát triển. Đời sống vật chất – văn hóa tinh thần của ngƣời dân vì thế mà còn nhiều thiếu thốn và hạn chế. Vì vậy có thể nói, kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng trƣớc khi thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng, vẫn chƣa có sự chuyển biến lớn lao, chƣa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, quan liêu và bao cấp.

Đứng trƣớc công cuộc đổi mới, những mặt thuận lợi và tiềm năng của Sơn Dƣơng cần đƣợc duy trì và phát huy hơn nữa để tạo điều kiện cho sự phát triển; Song những hạn chế và yếu kém nhƣ đã trình bày trên đây là một thách thức lớn, đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo, chủ động và kịp thời các chủ trƣơng chính sách của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Dƣơng vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách thực hiện công cuộc đổi mới thành công, tạo ra sự chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội.

Chƣơng 2

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN SƠN DƢƠNG (1986 – 2010)

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)