Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 107 - 108)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.5.1.Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

An ninh chính trị được giữ vững.

Khâu đầu tiên mà huyện tập trung vào là việc xây dựng đội ngũ lực lƣợng công an và an ninh vững vàng về cả chuyên môn, nghiệp vụ và tƣ tƣởng chính trị từ huyện đến cơ sở, phát huy tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Từ đó, tăng cƣờng thực hiện các biện pháp nắm tình hình trên tất cả các lĩnh vực; bảo đảm an toàn các ngày lễ lớn, các đoàn khách của TW, nƣớc ngoài đến thăm và làm việc tại huyện. Xây dựng phƣơng án phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả, không để xảy ra các tình huống đột xuất, phức tạp trên địa bàn, không để diễn biễn phức tạp, nghiêm trọng ảnh hƣởng đến an ninh chính trị; Thƣờng xuyên nắm tình hình an ninh nông thôn, chủ động giải quyết kịp thời những phức tạp nảy sinh ngay tại cơ sở. Hàng năm huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, thực hiện nghiêm túc chƣơng trình quốc gia về phòng, chống tội phạm; tỷ lệ điều tra phá án hình sự các năm đạt trên 70% đối với thƣờng án và các vụ trọng án đạt 100% [ 17,tr15].

Trật tự an toàn xã hội ổn định

Tăng cƣờng công tác quản lý an ninh trật tự, phát hiện xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở. Tập trung truy quyét tội phạm và tệ nạn xã hội theo chƣơng trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em...đã làm cho tình hình trật tự an ninh xã hội đƣợc cải thiện. Năm 2003 có tổng số 123 vụ cƣớp giật lừa đảo gây thƣơng tích tăng 32 vụ so với năm 2002, đến năm 2004 đã điều tra tiếp nhận giải quyết 107 vụ giảm 16 vụ so với năm 2003 [28,tr.11].

Công tác cai nghiện và quản lý đối tƣợng nghiện ma túy trên địa bàn đã có nhiều cố gắng làm giảm đáng kể đối tƣợng nghiện ma túy trên địa bàn. Công an huyện đã thƣờng xuyên duy trì việc lập hồ sơ cho đối tƣợng cai

nghiện, áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn, tiếp tục thu gom và quản lý tốt ngƣời nghiện vào cai tại công trƣờng 06 và cơ sở khám chữa bệnh cho ngƣời nghiện ở Thị trấn Sơn Dƣơng. Năm 2006, toàn huyện có 300 đối tƣợng nghiện thì đến năm 2009 giảm xuống còn 207 đối tƣợng.

An toàn giao thông đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bằng việc tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm soát giữ gìn trật tự và xử lí nghiêm các vụ vi phạm kết hợp với việc tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến qui định luật An toàn giao thông trong các cơ quan, trƣờng học, thôn xóm kèm theo các biện pháp xử lí…đã làm cho số vụ vi phạm và tai nạn giao thông giảm đáng kể. Năm 2006 có 21 vụ tại nạn trong đó có 8 vụ nghiêm trọng làm 8 ngƣời bị chết và bị thƣơng 29 ngƣời, đến năm 2010 số vụ tai nạn giao thông giảm xuống còn 13 vụ, trong đó có có 5 vụ nghiêm trọng làm 11 ngƣời bị chết [46,tr.18].

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 107 - 108)