Bảng các chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu huyện Sơn Dƣơng (199 5 2000)

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 34 - 43)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1. Bảng các chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu huyện Sơn Dƣơng (199 5 2000)

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 2000

Tổng sản lƣợng lƣơng thực qui thóc tấn 49.392 53.116 Tổng sản phẩm xã hội (GDP) triệu đồng 192.350 411.629

Thu ngân sách triệu đồng 6.987,4 14.217,9

Thu nhập bình quân đầu ngƣời triệu đồng/ngƣời 1.226.000 2.452.000

Nguồn: [23]

Trên cơ sở những kết quả đã đạt đƣợc trong nhiệm kỳ (1996 – 2000) và nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế xã hội (1990 – 2000), tổng kết những những bài học kinh nghiệm sau 15 năm đổi mới (1986 - 2000), Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng lần thứ XVII lại tiếp tục đƣa ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 là: “ Phấn đấu xây dựng Sơn Dương trở thành huyện có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được gìn giữ, an ninh quốc phòng được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, khí hậu. Phấn đấu đến năm 2020, huyện trở thành một trong những huyện phát triển khá trong tỉnh” [2,tr.11].

Thực tế, sự vận dụng chủ động và linh hoạt chủ trƣơng, đƣờng lối của TW Đảng, của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang nói chung và của Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng nói riêng đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1986 – 2010.

2.2. Chuyển biến về kinh tế.

2.2.1. Kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp

2.2.1.1. Trong Nông nghiệp

Giai đoạn 1986- 1990

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình tồn tại và phát triển, vì thế phát triển kinh tế nông nghiệp tạo ra sự ổn định và an toàn đối với nền kinh tế. Với quan điểm đó, kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), nông nghiệp đã đƣợc xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đối với Sơn Dƣơng – một huyện miền núi thì nông nghiệp đƣợc xác định là điểm xuất phát ban đầu cho sự chuyển biến mọi mặt toàn diện về kinh tế - xã hội (1986- 2010).

Năm 1986, năm mở đầu kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), cũng là năm đầu thực hiện Nghị quyết TW VIII về giá – lƣơng - tiền, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển hẳn sang hoạch toán kinh tế kinh doanh XHCN. Sơn Dƣơng gặp không ít khó khăn về đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn, vật tƣ ... cho sản xuất các ngành nói chung cũng nhƣ sản xuất nông nghiệp nói riêng. Sơn Dƣơng đã xác định những khó khăn trƣớc mắt khi tiến hành đổi mới, thực hiện mục tiêu kế hoạch của Nghị quyết về “Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội 1986” của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên và trên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể ở địa phƣơng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII (9/1986) đã nêu rõ : “Xây dựng kết cấu hạ tầng ở các cụm kinh tế để phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lưu thông phân phối và an ninh quốc phòng” [11,tr.20]. Đảng bộ huyện cũng xác định cơ cấu kinh tế của huyện là nông – lâm – công nghiệp. Trong đó chủ trƣơng dành ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng

thâm canh tăng vụ, đảm bảo tốt cho công tác dịch vụ nông nghiệp, cùng với phát phát triển ngô lúa phải đẩy mạnh phát triển và thâm canh các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, cây ăn quả) và dài ngày tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu nhằm cụ thể hóa thực hiện nhiệm vụ 3 chƣơng trình kinh tế lớn của Đảng : lƣơng thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ TW Đảng (13/1/1981) và thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị TW Đảng “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” gọi tắt là Khoán 10 (5/4/1988). Nội dung cơ bản của Nghị quyết 10 là nhấn mạnh yêu cầu đổi mới quản lý nông nghiệp và xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ tự quản, tiến tới giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho các hộ xã viên. Theo tinh thần đó, ngƣời nông dân đƣợc đảm bảo thu nhập từ 60% - 70% trên các sản phẩm mà mình thu hoạch đƣợc. Cùng với Nghị quyết này, Đảng và Chính phủ còn đề ra hàng loạt chính sách đổi mới cơ chế quản lý: chính sách một giá, thƣơng mại hóa vật tƣ...Chỉ thị 100, Nghị quyết 10 cùng với những chính sách đổi mới trên đây phù hợp với quy luật khách quan, hợp lòng dân và đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ, là một bƣớc đột phá mới tạo bƣớc chuyển toàn diện trong nông nghiệp nông thôn nƣớc ta.

Quán triệt các Chỉ thị 100, Nghị quyết 10 của TW và Nghị quyết 27 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Hà Tuyên (23/5/1988 ), sản xuất nông nghiệp của huyện có những bƣớc chuyển biến ban đầu. Trong 2 năm 1987 – 1988, huyện đã xây dựng 14 công trình thủy lợi, trong đó có 6 công trình dƣới đê, một trạm bơm điện với số tiền trên 1,2 tỷ đồng. Việc chú trọng đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp nên sản lƣợng và năng suất tăng cao hơn so với các năm trƣớc.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV (1/1989) diễn ra trong bối cảnh cả nƣớc vừa trải qua 3 năm đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới (1986 - 1988) và

một năm thực hiện Nghị quyết 10. Đại hội đã đánh dấu bƣớc đổi mới quan trọng của Đảng bộ huyện trong đánh giá tình hình, xây dựng mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đề ra các biện pháp thực hiện phù hợp với thực tế. Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, Đại hội đã khẳng định những thành tựu đạt đƣợc 1986 – 1988 đồng thời chỉ ra sự chủ quan nóng vội duy ý chí và thiếu khoa học trong việc xây dựng mục tiêu kế hoạch của Đại hội lần thứ XIII. Về nông nghiệp, Đại hội chỉ ra mục tiêu và phƣơng hƣớng: “Tiếp tục thực hiện tốt ba chương trình kinh tế lớn của Đảng ; bằng mọi biện pháp đầu tư thâm canh cây lúa, đưa ngô lai vào sản xuất đại trà, chú trọng cây sắn và các loại cây có bột khác. Đưa chăn nuôi lên vị trí xứng đáng trong sản xuất nông nghiệp, trước hết phục vụ đủ sức kéo, phân bón cho trồng trọt và thực phẩm cho nhân dân ....” [13,tr.6]

Từ chủ trƣơng của Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV và nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đại hội đề ra, huyện đã đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng dứt điểm các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp nhất là các công trình thủy lợi phục vụ tƣới tiêu và phòng chống lũ lụt : 1989 – 1990 huyện đã đầu tƣ 412,8 triệu đồng, 60.000 ngày công lắp đặt 121.200 m3 đất đá ; Xây dựng đƣợc một số công trình thủy lợi mới: đập Phùng Hƣng, Thƣợng Bản, Lũng Mây, Cây Dâu, Trạm bơm Hồ Tiêu, Cầu Máng Đại Phú...đƣợc đƣa vào sử dụng đã nâng diện tích tƣới từ 2.730 ha lên 2.775 ha. Song song với các biện pháp trên để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển thuận lợi huyện đã có nhiều biện pháp khác nhau : tích cực mở rộng mạng lƣới dịch vụ và khuyến khích các đơn vị Nhà nƣớc cũng nhƣ các hộ tƣ nhân khai thác nguồn hàng cung cấp nhanh và đủ về nhu cầu giống và phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Năm 1990, huyện đã có 3 điểm sản xuất giống tại các xã Ninh Lai, Sơn Nam, Đại Phú, mỗi năm sản xuất từ 30 – 50 tấn giống kỹ thuật [34,tr.11]. Trong đó việc đƣa ngô lai vào trồng đại trà đã

tạo ra sự thay đổi cơ bản cơ cấu giống ở địa phƣơng. Cơ chế Khoán 10 đi vào đời sống đã tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh khai hoang, phục hóa đầu tƣ vào sản xuất ; Căn cứ vào điều kiện cụ thể, huyện đã tiến hành điều chỉnh quy mô của 5 hợp tợp tác xã lớn thành nhiều hợp tác xã nhỏ: tính đến cuối năm 1990 toàn huyện có 74 hợp tác xã nhỏ và 25 hợp tác xã lớn [34,tr.14]. Trong các hợp tác xã, phong trào thâm canh phát triển mạnh, một số cơ sở phá đƣợc thế độc canh cây lúa, chuyển ruộng một vụ thành ruộng hai vụ lúa – màu hoặc ruộng 3 vụ lúa – màu – lúa.

Nhờ các biện pháp tích cực trên, sản xuất nông nghiệp của huyện khởi sắc vƣợt qua những khó khăn của thời tiết âm u và dịch bệnh kéo dài vụ đông xuân 1989 – 1990. Năm 1989, năm đỉnh cao sản xuất nông nghiệp giai đoạn (1986 - 1990) tổng diện tích gieo trồng đạt trên 14.232 ha, sản lƣợng lƣơng thực đạt 40.631 tấn, năng suất lúa bình quân đạt trên 5 tấn/ha. Một số cây màu và cây công nghiệp đều tăng hơn : diện tích trồng cây ngô là 2.975 ha, diện tích trồng lạc là 132 ha, chè là 363 ha, 988 ha rau và đậu các loại ; các loại cây mới (sả, hƣơng, nhu) đƣợc duy trì và mở rộng diện tích ở Thƣợng Ấm, Tú Thịnh [1,tr.32]. Nhờ có trồng trọt đƣợc mùa nên chăn nuôi có điều kiện phát triển : toàn huyện có 21.122 con trâu ; 8.139 con bò ; 53.000 con lợn (năm 1989) và có 23.300 con trâu và có 7.800 con bò ; 50.000 con lợn (năm 1990). Sau 5 năm (1986 - 1990) thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Dƣơng tuy đạt đƣợc nhiều thành tích ban đầu trên con đƣờng đổi mới, song cũng còn những mặt hạn chế nhất là trong công tác chỉ đạo thực hiện Khoán 10 : trong chỉ đạo sản xuất coi nhẹ vai trò hợp tác xã, tiền vốn và tài sản bị thất thoát ; tranh chấp đất đai và giao khoán diễn ra khá phổ biến nên sản lƣợng cây trồng tăng không đều. Trong thực hiện Khoán 10, chƣa có biện pháp thích hợp giúp các hộ nông dân nghèo, hàng năm có từ 10% - 20% số hộ nông dân thiếu đói, điều này gây ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống xã hội ở nông thôn.

Mặc dầu có những hạn chế, song những kết quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Dƣơng trong những năm đầu thực hiện theo đƣờng lối đổi mới của Đảng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, góp phần khẳng định trong thực tiễn đƣờng lối đổi mới của Đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện bƣớc vào tiếp tục thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm (1991 – 1995)

Giai đoạn 1991 - 1995

Bƣớc vào thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm (1991 - 1995) trong điều kiện chịu tác động xấu của tình hình thế giới khi CNXH ở Đông Âu và Liên Xô lâm vào thoái trào cũng nhƣ khó khăn do khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nƣớc đem lại, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (12/1991) diễn ra khẳng định quyết tâm vƣợt khó khăn để xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện. Trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế của huyện là nông – lâm – công nghiệp chế biến và dịch vụ theo hƣớng CNH - HĐH, trƣớc hết là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đƣợc chú trọng phát triển . Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng sản lƣợng lƣơng thực của Nghị quyết Đại hội XV, huyện đã có nhiều biện pháp tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ chế sản xuất và quản lý kinh tế nông nghiệp với phƣơng châm cơ bản là: chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hƣớng trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều loại con; thâm canh tăng vụ chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cơ cấu giống cho phù hợp từng cơ sở; đƣa các giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao vào gieo trồng, tăng nhanh diện tích trồng trọt kết hợp nâng cao hệ số sử dụng đất.

Năm 1992, năng suất và sản lƣợng lƣơng thực đều giảm hơn so với năm 1991. Nguyên nhân là do hạn hán kéo dài kết hợp cùng với đợt lũ quét cuối tháng 7 ở các xã sông Lô và sông Đáy : tổng diện tích cây lúa bị thiệt hại là 2.965.29 ha, diện tích mất trắng là 488.51 ha. Diện tích bị thiệt hại và thu

hẹp nên sản lƣợng thóc chỉ đạt 23.949,3 tấn và màu quy thóc chỉ đạt 11.160,6 tấn, so với kế hoạch giảm 7.890 tấn, so với năm 1991 giảm 1.270,1 tấn. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 1992, toàn huyện chỉ đạt 35.000 tấn giảm 20 % so với kế hoạch năm đề ra, năng suất đạt 17,6 tạ/ha [35,tr.9].

Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, huyện đã đƣa vào trồng các loại cây công nghiệp nhƣ: lạc sen, cà phê nhƣng đều không đạt đƣợc kế hoạch đề ra. Do chƣa chủ động đƣợc đất và điều kiện thâm canh nên cây lạc đạt đƣợc 20 ha bằng 10% kế hoạch, cây cà phê trồng đƣợc 65/100 ha kế hoạch đề ra chủ yếu xuất phát từ việc thiếu chính sách đầu tƣ, tiêu thụ và kinh nghiệm trồng cà phê nên nông dân chƣa nhận thức đầy đủ. Mặc dù trồng trọt không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhƣng chăn nuôi lại tăng hơn so với năm trƣớc và đạt mức kế hoạch đề ra : Đàn trâu có 24.210 con tăng 100,8% so với kế hoạch; Đàn bò có 4.466 con tăng 99,2 % so với kế hoạch; Đàn lợn có 47.852 con đạt 95,7% so với kế hoạch.

Sau 2 năm (1991 - 1992) do ảnh hƣởng chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trong cả nƣớc, bƣớc sang 1993 với quan điểm coi sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Đảng bộ và các cấp chính quyền đã quan tâm đầu tƣ sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện hơn, đƣa sản xuất nông nghiệp lên mặt trận đầu tầu để khắc phục và vƣợt qua khủng hoảng kinh tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện ủy đã chủ trƣơng mở rộng diện tích cho vay vốn và dùng vốn cho vay để định hƣớng phát triển sản xuất : doanh số cho vay các hộ sản xuất trong năm là 24 tỷ 400 triệu đồng chiếm 92% doanh số cho vay toàn huyện trong đó số hộ nông dân đƣợc vay vốn tăng 3 lần so với năm 1992 [35,tr.15]. Cùng với đầu tƣ vốn vào sản xuất, do đã tập trung đƣợc giống mới có năng suất cao và thuần chủng vào sản xuất : giống lúa Ải lùn, Chiêm đen, giống ngô Bioseed , Q2, Q4 đã gieo trồng đƣợc 30% diện tích tại cơ sở [35tr.19]... và do các dịch

vụ phục vụ cho sản xuất về phân bón, thuốc trừ sâu đã đến đƣợc với các hộ sản xuất. Cộng với thời tiết thuận lợi trong 2 vụ đông xuân và vụ mùa nên sản xuất nông nghiệp năm 1993 tăng hơn so với năm 1992 và đạt mức tăng trƣởng khá. Tổng sản lƣợng quy thóc đạt 42.981,6 tấn đạt 99,95 % kế hoạch tăng 22,8% so với năm 1992. Trong đó năng suất lúa bình quân 30 tạ/ha tăng 16,2% so với năm 1992 và ngô đạt 22,03 tạ/ha tăng 34,9% so với năm 1992. Các cây trồng khác cũng đạt đƣợc kết quả cao : cây lạc sản lƣợng đạt 1.634 tấn tăng 51% so với năm 1992 ; cây đậu tƣơng đạt 752 tấn tăng 12% so với kế hoạch ; cây cà phê với diện tích gieo trồng là 83 ha đạt 41% so với kế hoạch. Chăn nuôi đƣợc giữ vững và tăng cao là do trồng trọt đƣợc mùa đã tạo cơ sở cho chăn nuôi và tác động của chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp của huyện đặc biệt là chính sách cho vay vốn: Đàn trâu có 25.600 con tăng 10,5 % so với năm 1992; Đàn bò

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)