Kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 57 - 119)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Từ trƣớc năm 1986, nhìn chung công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện Sơn Dƣơng vẫn ở trong tình trạng kém phát triển, lạc hậu, nhỏ lẻ và manh mún. Cho nên, từ sau năm 1986 thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI về đổi mới phát triển kinh tế, khi chuyển đổi sang cơ chế mới ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Đó là bài toán giữa cân đối nguồn vốn và tìm nguyên vật liệu sản xuất để phù hợp với đòi hỏi của thị trƣờng, tình trạng lạc hậu của các thiết bị dây chuyền sản xuất cũ trong các nhà máy, xí nghiệp…Trƣớc tình hình nhƣ vậy, huyện đã chủ trƣơng khắc phục những khó khăn, duy trì sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân bên cạnh các ngành nghề truyền thống: vật liệu xây dựng, đồ mộc, nông cụ…huyện đã đã đẩy mạnh sản xuất chế biến đậu phụ, tinh bột sắn, sửa chữa cơ khí và khai thác cao lanh. Sau những hụt hẫng ban đầu, một số xí nghiệp quốc doanh đã đi vào ổn định sản xuất và bƣớc đầu có lãi: năm

1989 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1,7 tỷ đồng và năm 1990 đạt 2,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi chuyển sang hoạch toán kinh doanh XHCN các đơn vị sản xuất đã bộc lộ nhiều lúng túng, lệch lạc cho nên làm ăn thua lỗ phải giải thể: Cửa hàng dịch vụ may đo, Xƣởng đậu phụ của công ty thƣơng nghiệp huyện, Cơ sở dệt của Hợp tác xã Thịnh Tiến (Kỳ Lâm).

Từ năm 1995, tiếp tục thực hiện đƣờng lối Đổi mới tiến hành CNH - HĐH và bƣớc vào thực hiện cơ chế thị trƣờng xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đƣợc xác định là một trong những ngành kinh tế cơ bản trong cơ cấu kinh tế của huyện và luôn đƣợc các cấp Đảng bộ và chính quyền quan tâm chỉ đạo. Sơn Dƣơng có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động trẻ, cho nên Sơn Dƣơng có tiềm năng để phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác, chế biến sản phẩm nông – lâm. Với lợi thế sẵn có về tự nhiên, đồng thời đƣợc sự quan tâm chỉ đạo một cách chủ động kịp thời với nhiều biện pháp và chủ trƣơng hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển nên từ 1995 trở đi công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Sơn Dƣơng đã có những chuyển biến tích cực.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện đƣợc hình thành từ 2 khối: khối công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện chủ yếu tập trung vào các ngành điện lực, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, cơ khí vận tải và chế biến các sản phẩm nông lâm sản. Nhìn chung các mặt hàng làm ra về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Từ sau 1991, mặc dù các đơn vị kinh tế quốc doanh bƣớc đầu đã thoát khỏi tình trạng trì trệ song vẫn bộc lộ những hạn chế lớn và manh mún. Xuất phát từ thực trạng đó, thực hiện nghị quyết 217 (14/1/1987)

của Hội đồng Bộ trƣởng nay là Chính phủ về “Đổi mới kế hoạch hóa và hoạch toán kinh doanh XHCN đối với xí nghiệp quốc doanh” và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV với chủ trƣơng phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế. Huyện ủy đã tiếp tục chỉ đạo giải quyết các vƣớng mắc trong sản xuất để phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện chủ trƣơng đó, huyện đã thực hiện việc sắp xếp lại một bƣớc các cơ sở sản xuất kinh doanh giải thể các đơn vị làm ăn thua lỗ (Xí nghiệp khai thác khoáng sản Sơn Dƣơng, Mỏ Volfram 26/3); sát nhập các đơn vị sản xuất kinh doanh kém hiệu quả vào các đơn vị làm ăn hiệu quả khá (Xí nghiệp thiếc Bắc Lũng vào Xí nghiệp thiếc Sơn Dƣơng). Phần lớn các công ty, xí nghiệp này đóng trên địa bàn đã tiến hành sắp xếp tổ chức và dây chuyền sản xuất nên đã đảm bảo tự chủ trong hoạch toán, kinh doanh, tốc độ phát triển khá tốt: Năm 1994, giá trị tổng sản lƣợng là 1.300 triệu, giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt 2.900 triệu. Đến 1998, giá trị tổng sản lƣợng trong công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 84.586 triệu đồng tăng cao hơn so với năm trƣớc [31,tr.11].

Thực hiện mục tiêu và chủ trƣơng tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ ( 2/1994) của BCH Đảng bộ huyện khóa XV, Sơn Dƣơng đã có một số chính sách khuyến khích và mở rộng cơ sở sản xuất nhƣ: ƣu tiên thuế xuất thấp; đăng ký kinh doanh thuận lợi; cho phép các cơ sở sản xuất mở rộng liên kết về nguồn vốn, nguyên liệu và kỹ thuật; hỗ trợ cho vay qua Ngân hàng Nông nghiệp với các hình thức ngắn hạn trung và dài hạn. Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến lƣơng thực thực phẩm, gia công may mặc, sành sứ thủy tinh, in, sản xuất vật liệu xây dựng và một số mặt hàng thủ công khác. Các chính sách khuyến khích đó đã góp phần trực tiếp làm cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp ở khu vực quốc doanh do địa phƣơng quản lý và khu vực ngoài quốc doanh phát triển nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực quốc doanh do huyện quản lý năm 1996 tăng 5.379 triệu đồng so với năm 1995, năm 2000 đạt 12.528 tăng triệu đồng tăng 19,6% so với năm 1996. Tính đến năm 2000 có 978 cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc hình thành.

Sự phát triển đa dạng của cơ chế thị trƣờng đã tác động mạnh đến sản xuất và tiêu dùng. Tuy còn có những khó khăn về nhiều mặt (sản phẩm tiêu thụ chậm, thu nhập lao động thấp), song nhìn chung các đơn vị quốc doanh đã có những cố gắng và điều chỉnh mới về nhân lực và công nghệ sản xuất, chiến lƣợc kinh doanh để từ đó hình thành các mặt hàng chủ lực. Trong các nhóm hàng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thì nhóm hàng thuộc công nghiệp chế biến chiếm tổng giá trị sản lƣợng nhiều nhất (64,4%), công nghiệp khai thác (28.5%), công nghiệp điện nƣớc (6,9%) [5,tr.79].

Với những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, sự nỗ lực phấn đấu của huyện Sơn Dƣơng đã đƣợc Nhà nƣớc ghi nhận và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang trong sự nghiệp CNH- HĐH ( 20/12/1998). Điều này có ý nghĩa sâu sắc, tạo thêm động lực và quyết tâm để Đảng bộ và chính quyền và nhân dân huyện Sơn Dƣơng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lên một tầm cao mới. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVIII và các mục tiêu trong Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng từ 2000 – 2020 của UBND “Chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH với cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai khí

hậu. Phấn đấu 2020, huyện trở thành một trong những huyện phát triển khá trong tỉnh” [28,tr.82]. Huyện chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đầu tƣ theo chiều sâu và tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất. Với sự quan tâm từ TW, UBND tỉnh, huyện ủy, UBND huyện và các cấp ngành địa phƣơng đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn tạo cơ chế và các điều kiện thuận lợi để sản xuất công ngiệp. Phát huy cao nội lực khai thác đƣợc các tiềm năng sẵn có của huyện (nông sản, khoáng sản, lao động...) nên sản xuất công nghiệp huyện đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao qua các năm : giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 11,7%/năm ; giai đoạn 2006- 2010 tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 26,23%.

Giá trị sản xuất sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng dần qua các năm đã góp phần cho sự phát triển kinh tế của huyện

2.6. Bảng giá trị sản xuất công nghiệp huyện Sơn Dƣơng (2001 – 2010) (đơn vị: tỉ đồng) (đơn vị: tỉ đồng) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 86,9 162 151,4 169,1 208 234 346,3 343,3 405,5 458,3 CN TW 46,4 55,7 68,8 110 130 150 190 145 148,5 158,3 CN địa phƣơng 40,4 106,3 50,63 59 78 84 156 198,3 257 300 Nguồn : [6]

Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp tăng nên tỷ lệ đóng góp của của ngành công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất cũng ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp đã tăng dần qua các năm trong cơ cấu kinh tế của huyện

Nguồn : [6]

2.7. Biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế huyện Sơn Dƣơng (2000 - 2010) 26% 34% 40% Năm 2010 Năm 2000 47% 24% 29% Năm 2005 20% 26% 54%

Qua bảng trên cũng cho chúng ta nhận thấy cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch rõ nét theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng – dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH - HĐH

Toàn ngành công nghiệp trong 10 năm qua tăng trƣởng rất cao về giá trị sản lƣợng. Hầu hết các ngành công nghiệp đều đạt dƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, trong đó công nghiệp chế biến có tốc độ tăng chậm, công nghiệp khai thác điện nƣớc tăng nhanh.

2.8. Bảng cơ cấu công nghiệp phân theo ngành năm 2005

TT Tổng số Tỷ trọng (%)

2005

Công nghiệp 100.00

1 Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản 15.38

2 Chế biến nông lâm sản thực phẩm 58.82

3 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 6.79 4 Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp khác 7.60

5 Công nghiệp may 1.40

6 Công nghiệp hoá chất 2.31

7 Công nghiệp điện nƣớc 7.69

Nguồn : [28]

Công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế, trong đó cơ cấu nội bộ công nghiệp chế biến đang có sự chuyển dịch tích cực nhƣng đóng vai trò chủ đạo vẫn là chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ mặc dầu có tiềm năng phát triển và giải quyết tốt đầu ra song giá trị đạt đƣợc sẽ bị giới hạn, khó có thể tạo ra bƣớc đột phá tăng trƣởng cao. Trong đó tỷ trọng các ngành công

nghiệp nặng, công nghiệp dịch vụ, các ngành công nghệ cao ... còn có qui mô nhỏ bé, chƣa đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế của huyện. Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn. Công nghiệp quốc doanh giảm tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp từ 82% (năm 2000) xuống 77% (2005) và 65% ( năm 2010). Điều này chứng tỏ sản xuất công nghiệp đã có bƣớc chuyển biến theo kinh tế thị trƣờng, khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển nhằm thu hút nhiều vốn và công nghệ sản xuất hơn và sản phẩm đa dạng hơn. Kinh tế ngoài quốc doanh tăng 23% (2005) và 32% (2010). Tuy nhiên mức độ chuyển dịch vẫn còn chậm chƣa tranh thủ và đa dạng hóa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển của huyện nhằm tránh tình trạng dựa vào ngân sách đầu tƣ của Nhà nƣớc chủ yếu.

Thấy rõ tầm quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của huyện trong thời kì mới, các cấp lãnh đạo và chính quyền đã tập trung cao độ vào việc khuyến khích các đơn vị cá nhân trong cũng nhƣ ngoài huyện tham gia khai thác tiềm năng cho sản xuất công nghiệp huyện “Tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp và xây dựng, coi đó là khâu đột phá trong chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế để tác động trở lại hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao đời sống nhân dân” [30,tr8]. Huyện đã vận dụng sáng tạo trong chƣơng trình phát triển công nghiệp của tỉnh, chính sách ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn: chính sách cân đối nguồn vốn tối ứng của địa phƣơng, thủ tục hành chính về đầu tƣ xây dựng và cấp đất nhanh gọn ...Với các chính sách này đã làm cho môi trƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp đƣợc cải thiện đã thu hút đƣợc một số công trình công nghiệp có qui mô lớn, thu hút đƣợc các dự án công nghiệp trên địa bàn huyện. Đã hình thành 1 cụm và 3 điểm công nghiệp tập trung: cụm công nghiệp Sơn Nam; các điểm công nghiệp tại thị trấn Sơn Dƣơng, Phúc

Ứng, Vĩnh Lợi, Hào Phú...làm tốt công tác an ninh trật tự trên địa bàn, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ đã góp phần hoàn thành xây dựng các nhà máy sản xuất qui mô lớn: nhà máy bột giấy An Hòa, nhà máy chế biến barite, nhà máy tuyển thiếc công suất 500 tấn/năm, nhà máy xi măng Sơn Dƣơng, nhà máy chế biến cao lanh penspat An Bình, nhà máy khai thác khoáng sản fenspat Hào Phú...Tạo điều kiện tốt nhất để công ty cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng, công ty chè Tân Trào và các đơn vị khai thác chế biến khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông – lâm sản trên địa bàn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính sách đầu tƣ thông thoáng đã làm cho số lƣợng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng nhanh, tạo cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp trong tƣơng lai. Năm 2006, có 975 cơ sở sản xuất công nghiệp, năm 2010 có 1.600 cở sở sản xuất công nghiệp [22,tr.18&30]. Một số đơn vị sản xuất kinh doanh sau khi đi vào hoạt động đã đầu tƣ mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao sản lƣợng và giá trị sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác đầu tƣ máy móc thiết bị và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào công tác quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh nên đã tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Công ty cổ phần chè Tân Trào đã đầu tƣ trên 3 tỷ đồng, mua thiết bị tách cẫng màu SOTEX của Nhật Bản (đây là thiết bị tiên tiến nhất hiện nay). Nhờ có thiết bị này đã phân ra đƣợc nhiều loại sản phẩm, loại bỏ đƣợc cẫng và các tạp chất trong chè, góp phần giảm chi phí nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè, tăng công suất chế biến 500 tấn/năm. Công ty TNHH Long Thắng (Ninh Lai) xây dựng lò nung gạch thủ công sử dụng công nghệ mới liên hoàn, hạn chế tác động đến môi trƣờng có giá trị trên 1 tỷ đồng. Trong vụ sản xuất 2011 – 2012, Công ty cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng đầu tƣ 60 tỷ đồng để cải tạo sửa chữa thiết bị nâng công suất từ 26 tấn mía/ngày lên 28 tấn mía/ngày.

Sự phân bổ hợp lý với sự ra đời và phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp đƣợc hình thành trong những năm qua đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho huyện, đồng thời tạo ra môi trƣờng thu hút đầu tƣ bên ngoài đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của huyện chuyển dịch cơ cấu lao động và kích thích dịch vụ phát triển qua đó góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tăng tỉ trọng Công nghiệp, Tiểu thủ nghiệp- Dịch vụ, Thƣơng mại - Nông, lâm nghiệp. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện phát triển đã tạo điều kiện giải quyết một số lƣợng đáng kể việc làm trƣớc mắt là tập trung những ngành công nghiệp đòi hỏi số lƣợng lao động tƣơng đối lớn: số lao động trong lĩnh vực công nghiệp 2000 là 1.435 lao động, năm 2005 là 4.776 lao động. Hầu hết các lực lƣợng lao động tăng thêm trong công nghiệp là từ nông nghiệp chuyển sang. Đây là thành quả rất lớn mà ngành công nghiệp thực hiện đƣợc nhằm tạo việc làm và giải quyết vấn đề xã hội của huyện. Tuy nhiên, tốc độ và chất lƣợng chuyển dịch lao động cần phải cao hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp.

Trải qua gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2010), công

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 57 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)