Bảng giá trị sản xuất công nghiệp huyện Sơn Dƣơng (2001 – 2010)

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 61 - 119)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.6.Bảng giá trị sản xuất công nghiệp huyện Sơn Dƣơng (2001 – 2010)

(đơn vị: tỉ đồng) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 86,9 162 151,4 169,1 208 234 346,3 343,3 405,5 458,3 CN TW 46,4 55,7 68,8 110 130 150 190 145 148,5 158,3 CN địa phƣơng 40,4 106,3 50,63 59 78 84 156 198,3 257 300 Nguồn : [6]

Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp tăng nên tỷ lệ đóng góp của của ngành công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất cũng ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp đã tăng dần qua các năm trong cơ cấu kinh tế của huyện

Nguồn : [6]

2.7. Biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế huyện Sơn Dƣơng (2000 - 2010) 26% 34% 40% Năm 2010 Năm 2000 47% 24% 29% Năm 2005 20% 26% 54%

Qua bảng trên cũng cho chúng ta nhận thấy cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch rõ nét theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng – dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH - HĐH

Toàn ngành công nghiệp trong 10 năm qua tăng trƣởng rất cao về giá trị sản lƣợng. Hầu hết các ngành công nghiệp đều đạt dƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, trong đó công nghiệp chế biến có tốc độ tăng chậm, công nghiệp khai thác điện nƣớc tăng nhanh.

2.8. Bảng cơ cấu công nghiệp phân theo ngành năm 2005

TT Tổng số Tỷ trọng (%)

2005

Công nghiệp 100.00

1 Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản 15.38

2 Chế biến nông lâm sản thực phẩm 58.82

3 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 6.79 4 Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp khác 7.60

5 Công nghiệp may 1.40

6 Công nghiệp hoá chất 2.31

7 Công nghiệp điện nƣớc 7.69

Nguồn : [28]

Công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế, trong đó cơ cấu nội bộ công nghiệp chế biến đang có sự chuyển dịch tích cực nhƣng đóng vai trò chủ đạo vẫn là chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ mặc dầu có tiềm năng phát triển và giải quyết tốt đầu ra song giá trị đạt đƣợc sẽ bị giới hạn, khó có thể tạo ra bƣớc đột phá tăng trƣởng cao. Trong đó tỷ trọng các ngành công

nghiệp nặng, công nghiệp dịch vụ, các ngành công nghệ cao ... còn có qui mô nhỏ bé, chƣa đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế của huyện. Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn. Công nghiệp quốc doanh giảm tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp từ 82% (năm 2000) xuống 77% (2005) và 65% ( năm 2010). Điều này chứng tỏ sản xuất công nghiệp đã có bƣớc chuyển biến theo kinh tế thị trƣờng, khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển nhằm thu hút nhiều vốn và công nghệ sản xuất hơn và sản phẩm đa dạng hơn. Kinh tế ngoài quốc doanh tăng 23% (2005) và 32% (2010). Tuy nhiên mức độ chuyển dịch vẫn còn chậm chƣa tranh thủ và đa dạng hóa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển của huyện nhằm tránh tình trạng dựa vào ngân sách đầu tƣ của Nhà nƣớc chủ yếu.

Thấy rõ tầm quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của huyện trong thời kì mới, các cấp lãnh đạo và chính quyền đã tập trung cao độ vào việc khuyến khích các đơn vị cá nhân trong cũng nhƣ ngoài huyện tham gia khai thác tiềm năng cho sản xuất công nghiệp huyện “Tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp và xây dựng, coi đó là khâu đột phá trong chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế để tác động trở lại hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao đời sống nhân dân” [30,tr8]. Huyện đã vận dụng sáng tạo trong chƣơng trình phát triển công nghiệp của tỉnh, chính sách ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn: chính sách cân đối nguồn vốn tối ứng của địa phƣơng, thủ tục hành chính về đầu tƣ xây dựng và cấp đất nhanh gọn ...Với các chính sách này đã làm cho môi trƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp đƣợc cải thiện đã thu hút đƣợc một số công trình công nghiệp có qui mô lớn, thu hút đƣợc các dự án công nghiệp trên địa bàn huyện. Đã hình thành 1 cụm và 3 điểm công nghiệp tập trung: cụm công nghiệp Sơn Nam; các điểm công nghiệp tại thị trấn Sơn Dƣơng, Phúc

Ứng, Vĩnh Lợi, Hào Phú...làm tốt công tác an ninh trật tự trên địa bàn, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ đã góp phần hoàn thành xây dựng các nhà máy sản xuất qui mô lớn: nhà máy bột giấy An Hòa, nhà máy chế biến barite, nhà máy tuyển thiếc công suất 500 tấn/năm, nhà máy xi măng Sơn Dƣơng, nhà máy chế biến cao lanh penspat An Bình, nhà máy khai thác khoáng sản fenspat Hào Phú...Tạo điều kiện tốt nhất để công ty cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng, công ty chè Tân Trào và các đơn vị khai thác chế biến khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông – lâm sản trên địa bàn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính sách đầu tƣ thông thoáng đã làm cho số lƣợng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng nhanh, tạo cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp trong tƣơng lai. Năm 2006, có 975 cơ sở sản xuất công nghiệp, năm 2010 có 1.600 cở sở sản xuất công nghiệp [22,tr.18&30]. Một số đơn vị sản xuất kinh doanh sau khi đi vào hoạt động đã đầu tƣ mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao sản lƣợng và giá trị sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác đầu tƣ máy móc thiết bị và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào công tác quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh nên đã tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Công ty cổ phần chè Tân Trào đã đầu tƣ trên 3 tỷ đồng, mua thiết bị tách cẫng màu SOTEX của Nhật Bản (đây là thiết bị tiên tiến nhất hiện nay). Nhờ có thiết bị này đã phân ra đƣợc nhiều loại sản phẩm, loại bỏ đƣợc cẫng và các tạp chất trong chè, góp phần giảm chi phí nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè, tăng công suất chế biến 500 tấn/năm. Công ty TNHH Long Thắng (Ninh Lai) xây dựng lò nung gạch thủ công sử dụng công nghệ mới liên hoàn, hạn chế tác động đến môi trƣờng có giá trị trên 1 tỷ đồng. Trong vụ sản xuất 2011 – 2012, Công ty cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng đầu tƣ 60 tỷ đồng để cải tạo sửa chữa thiết bị nâng công suất từ 26 tấn mía/ngày lên 28 tấn mía/ngày.

Sự phân bổ hợp lý với sự ra đời và phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp đƣợc hình thành trong những năm qua đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho huyện, đồng thời tạo ra môi trƣờng thu hút đầu tƣ bên ngoài đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của huyện chuyển dịch cơ cấu lao động và kích thích dịch vụ phát triển qua đó góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tăng tỉ trọng Công nghiệp, Tiểu thủ nghiệp- Dịch vụ, Thƣơng mại - Nông, lâm nghiệp. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện phát triển đã tạo điều kiện giải quyết một số lƣợng đáng kể việc làm trƣớc mắt là tập trung những ngành công nghiệp đòi hỏi số lƣợng lao động tƣơng đối lớn: số lao động trong lĩnh vực công nghiệp 2000 là 1.435 lao động, năm 2005 là 4.776 lao động. Hầu hết các lực lƣợng lao động tăng thêm trong công nghiệp là từ nông nghiệp chuyển sang. Đây là thành quả rất lớn mà ngành công nghiệp thực hiện đƣợc nhằm tạo việc làm và giải quyết vấn đề xã hội của huyện. Tuy nhiên, tốc độ và chất lƣợng chuyển dịch lao động cần phải cao hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp.

Trải qua gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2010), công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã có bƣớc chuyển mình lớn: tỷ trọng công nghiệp tăng đáng kể, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh...góp phần tạo ra sự khởi sắc cho nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Mặc dù công nghiệp phát triển nhanh nhƣng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế còn thấp. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn là hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ khó có thể mở rộng sản xuất đầu tƣ mới trang thiết bị ...vì thế có khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại. Cơ cấu ngành tuy có sự chuyển dịch nhanh chóng nhƣng mới chỉ tập trung vào các ngành dựa trên tiềm năng tại chỗ về tài nguyên thiên nhiên,

nguyên liệu nông sản, ngƣời lao động. Các ngành công nghiệp sạch và kỹ thuật cao còn chƣa phát triển, các ngành sản xuất ra vật liệu tƣ liệu sản xuất phục vụ cho công nghiệp tiêu dùng còn chƣa phát triển làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Nguồn cán bộ khoa học và công nghệ kỹ thuật còn thiếu về số lƣợng nên chƣa đáp ứng đƣợc khâu trình độ chyên môn cho phát triển công nghiệp toàn diện....Hiện nay, mặc dầu vẫn còn có những khó khăn do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nhƣng các đơn vị và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cùng với sự chỉ đạo kịp thời của cấp lãnh đạo và đề xuất hợp lý đã và đang từng bƣớc tháo gỡ các vƣớng mắc, nỗ lực tìm ra hƣớng đi và giải pháp thích hợp để vƣợt qua khó khăn.

2.2.3. Kinh tế Thương mại - dịch vụ, du lịch

2.2.3.1. Thương mại – Dịch vụ

Thƣơng mại – Dịch vụ là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất và hƣớng dẫn tiêu dùng tạo ra tập quán tiêu dùng mới, cho nên thƣơng mại – dịch vụ đóng vai trò không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN đã làm cho bức tranh kinh tế - xã hội ngày càng sáng sủa hơn, nó phản ánh diện mạo của nền kinh tế trong đó kinh tế thƣơng mại du lịch có những đóng góp đáng kể. Nhận thức rõ vai trò của thƣơng mại – dịch vụ cho nên trong suốt chặng đƣờng thực hiện đƣờng lối đổi mới phát triển kinh tế (1986 - 2010) huyện Sơn Dƣơng đã luôn quan tâm đến việc phát triển các hoạt động thƣơng mại – dịch vụ.

Trong những năm đầu thực hiện đổi mới, soi rọi chủ trƣơng của Đảng vào tiềm năng thuận lợi của địa phƣơng và từng bƣớc cụ thể hóa phƣơng hƣớng nhiệm vụ do các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, huyện trọng tâm vào các biện pháp thực hiện 3 chƣơng trình kinh tế lớn của Đảng: sản xuất lƣơng thực – thực

phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Để thực hiện thắng lợi 3 chƣơng trình kinh tế, huyện cho rằng khâu đột phá có ý nghĩa chiến lƣợc là giải quyết tốt các vấn đề phân phối lƣu thông chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Sau tổng điều chỉnh giá, lƣơng, tiền theo Nghị quyết 8 của TW Đảng, nằm trong thực trạng chung của cả nƣớc tình hình hoạt động lƣu thông phân phối của huyện hết sức rối ren: giá cả tăng nhanh, bội chi ngân sách ngày càng lớn, sức mua giảm (9 tháng đầu 1987 giá thịt lợn tăng 2 lần, giá gạo tăng 4 lần).

Khắc phục tình trạng trên, tháng 5/1987 huyện triển khai thực hiện Nghị quyết 2 của TW Đảng “Giải quyết những vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông” trong đó có biện pháp chuyển từ cơ chế nhiều giá chuyển dần sang cơ chế một giá đã làm cho ngƣời lao động sử dụng đồng tiền chủ động hơn, sức mua của dân tăng lên rõ rệt. Kết quả đạt đƣợc là tình hình phân phối lƣu thông ngày càng ổn định, hệ thống các cơ sở của thƣơng mai – dịch vụ huyện tính đến 1988 có 31 hợp tác xã, 3 cửa hàng bách hóa tổng hợp và mạng lƣới chợ nông thôn đã làm tốt khâu phân phối lƣu thông và phát triển giao lƣu hàng hóa nhất là lƣơng thực thực phẩm. Đến đầu 1988, tình trạng thiếu đói trầm trọng về cơ bản đã đƣợc khắc phục. Toàn huyện đã mua đổi đƣợc 300 tấn lạc, 170 tấn thịt lợn, 50 tấn thịt trâu và hàng trăm tấn thực phẩm các loại [12,tr.9]. Trong thời gian từ 1986 – 1989, hàng năm thƣơng nghiệp huyện mua đƣợc 17 triệu đồng hàng xuất khẩu (sơn, chè, lạc, mành trúc...).

Nhìn chung, từ những năm cuối thập niên 80 đầu thập kỷ 90 hoạt động thƣơng mại – dịch vụ của huyện còn ở trong tình trạng trì trệ, hiệu quả thấp, hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên với những cố gắng nỗ lực giải quyết từng khâu trong hoạt động thƣơng mại – dich vụ của cấp lãnh đạo huyện đã góp phần làm cho nền kinh tế của huyện phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa tiếp cận dần với cơ chế thị trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ 1991 trở đi với chính sách mở cửa của Nhà nƣớc và sự phát triển của kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trƣờng, thƣơng mại – dịch vụ huyện (1991- 2000) có bƣớc phát triển. Nhằm cụ thể hóa phƣơng hƣớng, nhiệm vụ mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện XV (12/1991) với trọng tâm là đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH và thực hiện Nghị quyết 12 (17/8/1996) Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp theo định hướng CNXH”. Huyện ủy chủ trƣơng phát triển thƣơng nghiệp địa phƣơng phải hoàn thành một số nhiệm vụ: tổ chức thực hiện tốt Nghị định 02/CP của Chính phủ về chính sách ngành hàng, sắp xếp lại doanh nghiệp thƣơng nghiệp quốc doanh, triển khai cổ phần hóa qui hoạch và xây dựng mạng lƣới thƣơng nghiệp đặc biệt là các chợ ở xã và thị trấn. Với các biện pháp đó, hệ thống thƣơng nghiệp nhiều thành phần đƣợc mở rộng, mạng lƣới cung cấp vật tƣ hàng tiêu dùng, điểm mua bán hàng hóa và dịch vụ của thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh tăng đã cung cấp kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân: Tổng giá trị hàng hóa thƣơng nghiệp quốc doanh mua vào 1.061.411.000 triệu đồng, bán ra là 1.409.436.000 triệu đồng (tăng so với kế hoạch đề ra); Có 559 hộ kinh doanh thƣơng nghiệp và dịch vụ trên địa bàn ; Đã cung ứng 953,3 tấn muối i-ốt và 54,8 tấn dầu hỏa [4,tr.13].

Đến 1995, về cơ bản thƣơng nghiệp – dịch vụ huyện đã thoát khỏi tình trạng bao cấp, thƣơng nghiệp quốc doanh có sự chuyển đổi về tổ chức và phƣơng thức kinh doanh song vẫn chƣa phát triển theo hƣớng CNH – HĐH, chƣa thực sự giữ vai trò chủ đạo. Khắc phục hạn chế đó, thực hiện Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy về “Chương trình hành động phát triển thương nghiệp từ 1996 - 2000” với 8 giải pháp thực hiện chƣơng trình với mục đích đẩy mạnh hơn nữa thƣơng nghiệp dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thực hiện các nhiệm vụ - giải pháp đó, hoạt động thƣơng mại – dịch vụ huyện đã từng bƣớc phát triển theo chiều sâu và ngày càng đa dạng về

loại hình. Hệ thống chợ và các điểm buôn bán trao đổi hàng hóa đƣợc hình thành vƣơn tới cả các vùng xa xôi hẻo lénh đã không chỉ đáp ứng kịp thời thuận tiện cho ngƣời dân mà còn góp phần ổn định giá cả thị trƣờng. Tính đến năm 2000, toàn huyện có 23 chợ với 135 điểm bán hàng. Hàng hóa đa dạng đã thúc đẩy việc giao lƣu buôn bán ở trong và ngoài huyện. Tổng mức giá trị sản xuất hàng hóa theo giá hiện hành đạt 114,7 tỷ đồng và chiếm 20% trong tổng cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Công tác quản lý thị trƣờng đã có

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 61 - 119)