Bảng sản lƣợng các sản phẩm chăn nuôi năm 2000

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 45 - 119)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.Bảng sản lƣợng các sản phẩm chăn nuôi năm 2000

Sản phẩm Sản lƣợng Thịt trâu hơi 915 (tấn) Thịt bò hơi 331 (tấn) Thịt lợn hơi 2436 (tấn) Thịt gia cầm 459 (tấn) Trứng gia cầm 4658 (quả) Mật ong 2401 (kg) Nguồn : [5]

Thực tế cho thấy, số lƣợng đàn bò trong 5 năm (1996 - 2000) ngày càng giảm, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc quỹ đất đƣa vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nên diện tích chăn thả bò ngày càng ít đồng thời việc nuôi bò cũng không giúp ngƣời nông dân tận dụng đƣợc sức kéo khỏe cho cầy cấy nhƣ trâu. Hơn thế nữa, do việc hƣởng lợi từ dự án hỗ trợ phát triển nông thôn của tổ chức IFAD – Tổ chức hỗ trợ phát triển nguồn lực (Thụy Điển ) đã đầu tƣ 200 con trâu đực giống mới từ (1996 - 2000) nhằm tăng cƣờng đàn trâu của huyện. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho số lƣợng đàn trâu của huyện tăng.

Giai đoạn 2001 – 2005

Thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về đẩy mạnh CNH - HĐH nông thôn giai đoạn (2001 – 2010) và Nghị quyết số 05 – NQ/TU của Tỉnh ủy về

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp.

Huyện ủy đã đề ra phƣơng hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI : Tập trung cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế mẫu trồng chè – trồng cỏ - nuôi bò hoặc trồng rừng – chè – cỏ - nuôi bò ở các lâm trường, nông trường và các hộ gia đình [1,tr.5].

Về trồng trọt

Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, huyện đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp : đó là ngoài việc hỗ trợ nông dân qua các dự án, tăng cƣờng hệ thống khuyến nông cơ sở huyện đã thực hiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế vào đầu tƣ sản xuất nông nghiệp theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” cung ứng xi măng hỗ trợ công kỹ thuật cùng với sự đóng góp của nhân dân để kiên cố hóa hệ thống kênh mƣơng đảm bảo diện tích cây trồng đƣợc tƣới chắc trong các vụ sản xuất: Từ 2004- 2005 đã kiên cố hóa 50 km kênh mƣơng, hoàn thành 60 công trình đập rọ thép của 20 xã [17,tr.5]. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo sản xuất thƣờng xuyên kịp thời của các cấp chính quyền và cơ sở đã chủ động khắc phục đƣợc những ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết (hạn hán, rét hại, sâu bệnh) để tổ chức gieo trồng đúng thời vụ, xây dựng công thức luân canh kết hợp với sản xuất giống lúa thuần cấp I có năng suất cao (KM 18, CR 203).

Nhờ có sự năng động, sáng tạo trong lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền và sự nỗ lực của bà con nông dân nên trồng trọt tăng trƣởng

khá và đều qua các năm cả về diện tích và sản lƣợng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 2005 là 80.117 tấn tăng 114% so với năm 2001. Trong đó, diện tích lúa tăng 420 ha, diện tích ngô tăng 1.321 ha ; sản lƣợng lúa tăng 7.403 tấn, ngô tăng 2.198 tấn ; năng suất lúa tăng từ 50,24 ta/ha lên 54,7 tạ/ha, ngô tăng từ 40 tạ/ha lên 42 tạ/ha

Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa cây trồng từng bƣớc chuyển từ thế độc canh cây lƣơng thực sang tập trung dầu tƣ vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả gắn với sản xuất hàng hóa. Nhờ làm tốt công tác quy hoạch vùng mía nguyên liệu, xây dựng các mô hình điểm thâm canh tại các vùng chuyên canh trồng mía của huyện tập trung ở các xã vùng hạ huyện Tuân Lộ, Hợp Hòa, Kim Xuyên, Phú Lƣơng, Hào Phú, Chi Thiết... Cùng với đó là chủ trƣơng của huyện chuyển đổi đất ruộng một vụ, soi bãi trồng mía đã làm tăng diện tích trồng mía đáng kể. Cho nên, hàng năm ngành trồng mía ở Sơn Dƣơng đã cung cấp khoảng 130 ngàn tấn với năng suất 50 tấn/ha đảm bảo cung ứng nguyên liệu sản xuất cho Nhà máy đƣờng Sơn Dƣơng và nhà máy đƣờng Tuyên Quang [30,tr.6]. Tuy nhiên sản lƣợng mía qua từng năm còn khá chêch lệch, có năm giảm xuống mạnh (năm 2003 sản lƣợng giảm 32.000 tấn so với năm 2002). Nguyên nhân là do : Việc chuyển đổi đất 1 vụ soi bãi sang trồng mía đạt kết quả thấp nên diện tích, sản lƣợng trồng mới trên loại đất này cũng đạt thấp, trong khi đó diện tích mía đồi trồng lại lại không tăng ; Việc thanh quyết toán tiền trồng mía giữa Công ty đƣờng Sơn Dƣơng với các hộ nông dân trồng mía chƣa đƣợc giải quyết dứt diểm (tại các xã Hợp Hòa, Tuân Lộ... ) đã làm ảnh hƣởng đến các vùng nguyên liệu. Một số chính quyền cấp xã (Phúc Ứng, Đông Thọ, Ninh Lai) chƣa thực sự quan tâm đến chƣơng trình phát triển cây mía, công tác chỉ đạo còn thiếu kiên quyết ; Cán bộ nông vụ còn chƣa bám sát vùng nguyên liệu ...

Năm 2001, dự án phát triển cây chè giai đoạn 2001 – 2005 của huyện Sơn Dƣơng đƣợc UBND tỉnh phê duyệt và cấp vốn đầu tƣ đã thúc đẩy ngành sản xuất chè ở huyện phát triển sâu rộng ở cả khu vực ngoài quốc doanh và khu vực chè trong dân. Các vùng chuyên canh trồng chè chủ yếu tập trung ở khu vực thƣợng huyện (trên địa bàn các xã Trung Yên, Minh Thanh, Bình Yên, Tân Trào, Phúc Ứng, Thị trấn Sơn Dƣơng) đã tiến hành rà soát hủy bỏ diện tích chè có thời gian sinh trƣởng trên 10 năm, năng suất dƣới 5 tấn/ha để trồng các loại giống chè có năng suất cao và chất lƣợng tốt. Tính đến 2005, tổng diện tích toàn huyện là 1.288,36 ha tăng 402,209 ha so với năm 2001. Trong đó diện tích chè kinh doanh là 967,86 ha tăng 158,59 ha so với năm 2001. Sản lƣợng búp tƣơi đạt 5.733 tấn tăng 1.519 tấn, năng suất bình quân 57,57 tạ/ha tăng 5,5 tạ/ha so với năm 2001 [30,tr.7]. Khu vực chè quốc doanh do mức đầu tƣ thâm canh cao, đặc biệt là việc bón phân hữu cơ từ các năm khác và công tác chỉ đạo trồng mới đƣợc chú ý và sát xao nên năng suất bình quân năm sau cao hơn năm trƣớc và cao hơn khu vực chè trong dân. Trong khi đó, khu vực chè trong dân diện tích trồng phân tán, chƣa đầu tƣ thâm canh đúng qui trình nên năng suất thấp, chất lƣợng chè không cao không đƣợc giá bán cộng với đó là dự án trồng chè còn triển khai chậm khó khăn vƣớng mắc chủ yếu là do chính sách vay vốn trồng chè với lãi suất 1,35%/tháng là cao so với các hộ trồng chè. Chính những điều này đã giải thích phần nào diện tích trồng chè mới ở khu vực trong dân còn hạn chế. Năm 2005, năng suất chè quốc doanh là 64,87 tạ/ha, chè trong dân là 55 tạ/ha [28,tr.28].

Chƣơng trình phát triển cây ăn quả đƣợc đẩy mạnh đã hình thành một số vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung phù hợp với sinh thái cuả huyện chủ yếu là trồng vải nhãn ở các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Kháng Nhật ... góp phần xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho nhân dân địa phƣơng. Song bên cạnh đó, cũng còn tồn tại các mặt hạn chế đó là : trồng cây ăn quả vào đất trồng rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng, trồng không đúng kĩ thuật, chƣa lựa chọn đƣợc giống cây tốt.

Về chăn nuôi

Từ 2001 – 2005, ngành chăn nuôi gặp phải những khó khăn do ảnh hƣởng từ những khó khăn chung của ngành chăn nuôi trong cả nƣớc: giá sản phẩm trên thị trƣờng giảm trong khi đó giá thức ăn gia súc lại liên tục tăng cao; dịch bệnh có xu hƣớng phát triển (dịch cúm 2004). Tuy nhiên, vƣợt qua những khó khăn đó, chăn nuôi của huyện vẫn có bƣớc phát triển.

Đàn trâu có sự giảm nhẹ về mặt số lƣợng. Tính đến 2005, đàn trâu có 30.500 con giảm 82% so với năm 2001 (giảm 2.261 con). Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc công tác tiêm phòng thấp và còn triển khai chậm (đạt 5.857 liều đạt 29,7 % so với kế hoạch).

Từ năm 2004, thực hiện dự án chăn nuôi lợn siêu nạc đƣợc áp dụng trên tất cả các địa bàn xã, đã làm thay đổi thói quen chăn nuôi và cơ cấu giống lợn tại địa phƣơng, tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn. Huyện đã xây dựng đƣợc 3 trạm truyền tinh lợn ngoại trên địa bàn, trung bình hàng năm cung ứng 11.400 liều tinh. Vì vậy, số lƣợng đàn lợn tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2005, đàn lợn có 90.000 con tăng 231.000 con so với 2001. Từ năm 2003, huyện đƣa vào thực hiện 2 dự án chăn nuôi giống lợn thịt siêu nạc đã góp phần làm thay đổi phƣơng thức tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ sản xuất trên địa bàn huyện. Các mô hình trang trại chăn nuôi lợn theo hƣớng siêu nạc đã xuất hiện ngày càng nhiều đã cho thấy sự phát triển của chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa: năm 2005 sản lƣợng thịt hơi đạt 4.033 tấn tăng 1.869 tấn so với năm 2000.

Sau 5 năm triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt cao sản theo chƣơng trình vốn đầu tƣ ngân sách của tỉnh dành cho chăn nuôi đã làm cải thiện đáng kể số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đàn bò so với giai đoạn trƣớc. Tổng số vốn dự án huy động từ các nguồn Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách, Quỹ giải quyết việc làm là 6,34 tỷ đồng cho 751 hộ trong

đó số hộ nghèo 339 hộ [30,tr.13]. Với nguồn vốn đó, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên trách tập trung vào việc cải tạo giống bò cũ và đƣa giống mới vào chăn nuôi: tổng số bò đực giống tính đến 2003 có 32 con giống loại Zeebu trên địa bàn 20 xã, kết hợp với việc tăng diện tíc trồng cỏ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi : diện tích cỏ đã trồng 375,1 ha đạt 107% kế hoạch. Với sự đầu tƣ đúng đắn và hợp lý đó, số lƣợng đàn bò của huyện tăng nhanh và cao hơn so với các năm trƣớc : năm 2005 có 18.500 con tăng 10.061 con so với năm 2001. Tuy đàn bò có sự phát triển nhanh về mặt số lƣợng nhƣ vậy nhƣng sản lƣợng thịt thƣơng phẩm lại tăng chậm hơn so với sự gia tăng về mặt số lƣợng : năm 2005 sản lƣợng bò hơi là 516 tấn tăng 185 tấn so với năm 2000 [22,tr.19]. Điều này cho thấy việc qui hoạch chăn nuôi bò thịt với khâu sản xuất chế biến sản phẩm cần phải gắn kết đồng bộ với nhau để đảm bảo duy trì và phát triển chăn nuôi bò thịt có hiệu quả và lâu dài

Đàn gia cầm: Mô hình máy ấp trứng và nuôi gà bố mẹ theo qui mô hộ gia đình đã tạo thêm thu nhập cho các hộ nông dân và đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn gia cầm. Tính đến 2003, toàn huyện có 28 máy ấp trứng, công suất 2000 quả /ấp/máy trong đó tỏng số gà bố mẹ nuôi tại các máy là 3.461 con đã cung ứng 120.800 con gia cầm, đƣa tổng số lƣợng đàn gia cầm trong năm lên 1.047.600 con. Năm 2004, do ảnh hƣởng dịch cúm gia cầm bùng phát trên qui mô toàn quốc và toàn tỉnh, toàn huyện đã tiêu hủy 11.715 con nên số lƣợng đàn gia cầm giảm mạnh. Để duy trì phát triển đàn gia cầm, UBND huyện đã kịp thời hỗ trợ 1.615 con gia cầm giống cho các hộ gia đình sản xuất có số gia cầm bị tiêu hủy từ 100 con trở lên. Vì vậy, đến năm 2005 kết thúc đợt dịch cúm gia cầm đàn gia cầm, đàn gia cầm đƣợc khôi phục đạt 1.100.000 con vƣợt mức trƣớc mốc có dịch cúm cúm là 52.400 con

Giai đoạn 2006- 2010

Trên cơ sở những kết quả đã đạt đƣợc trong những năm vừa qua, trong 5 năm (2006 – 2010), với những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo phát triển sản xuất kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Dƣơng đã có nhiều cố gắng và đổi mới làm cho sản xuất nông nghiệp có nhiều sự chuyển biến tích cực “Sản xuất nông - lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển; an ninh lương thực được đảm bảo ” [3,tr.7].

Trong quá trình thực hiện CNH – HĐH, diện tích đất nông nghiệp của huyện đƣợc chuyển đổi sang sử dụng để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên qui mô lớn (nhà máy, trƣờng học, công ty, xí nghiệp) và các khu dân cƣ, các công trình giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tăng nhanh đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Tuy nhiên diện tích và năng suất sản lƣợng trồng trọt vẫn tăng đều. Nhóm cây lƣơng thực và cây màu: Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất : thực hiện “3 giảm 3 tăng” (Năm 2008, Khuyến nông huyện đã tổ chức cho 65.510 lƣợt ngƣời thông qua 5 lớp IPM và 39 lớp hiện trƣờng cho 780 ngƣời tại các xã thực hiện Dự án RIPD) tiến hành cơ giới hóa khâu làm đất, gieo sạ lúa bằng giàn kéo tay ; Công tác khuyến nông gieo cấy đảm bảo trong khung thời vụ qui định, công tác dự báo và phòng trừ sâu bệnh kịp thời...Cho nên sản lƣợng nhóm cây lƣơng thực tăng đều: Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 87.523 tấn, đạt 97,2% chỉ tiêu nghị quyết Đại hội; Năng suất lúa bình quân đạt 60 tạ/ha, ngô đạt 43 tạ/ha góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn huyện. Tập trung phát triển diện tích cây màu có giá trị kinh tế cao: cây lạc 1.170 ha, cây đậu tƣơng 1.293 ha. [17,tr.9]. Nhóm cây công nghiệp với thế mạnh là cây chè và mía nên Huyện ủy đã

tập trung chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng: Vùng nguyên liệu mía đạt 4.000 ha, chè 1.500 ha và trên 8.000 ha cây nguyên liệu giấy. Năng suất bình quân cây mía đạt 53 tấn bằng 100% kế hoạch sản lƣợng 206.891 tấn đạt 97,6% kế hoạch; Sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 9.94,5 tấn với năng suất bình quân là 7,9 tấn/ha. [17,tr.10]. Nhƣ vậy, trong trồng trọt sản lƣợng cây lƣơng thực và cây màu đều đạt và mức cao bằng hoặc vƣợt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra, qua đó góp phần khẳng định vị thế và vai trò của ngành trồng trọt tạo cơ sở nội tại cho chăn nuôi nói riêng cũng nhƣ bƣớc đệm cho kinh tế toàn huyện phát triển toàn diện hơn.

Đàn gia súc, gia cầm đƣợc duy trì và phát triển; trong đó đàn lợn đạt 111%, đàn gia cầm đạt 100,5% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVII. Năm 2003, Công ty cổ phần bò sữa Tiền Phong đƣợc thành lập với mục đích chăn nuôi và khai bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu sữa ở trong và ngoài tỉnh [29,tr.38]. Sau 4 năm đi vào hoạt động trong hoàn cảnh chƣơng trình chăn nuôi bò sữa của cả nƣớc đang ở trong tình trạng khó khăn, thua lỗ, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh trong khi đó giá sữa tăng không đáng kể, giá bán cao hơn chi phí sản xuất; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chƣa đúng với những qui định hiện hành, chƣa vận hành đúng nhƣ một dự án kinh tế. Phối hợp thực hiện có hiệu quả trong việc giải quyết khó khăn, tồn tại trong chăn nuôi bò sữa. Cho nên đến năm 2007, Công ty lâm vào tình trạng phá sản. Trƣớc tình hình đó, với sự năng động sáng tạo của cấp ủy chính quyền nhằm làm giảm bớt những thiệt hại cho dự án chăn nuôi bò sữa và tiếp tục duy trì chăn nuôi bò sản xuất sữa của huyện, Công ty cổ phần sữa Tiền Phong đƣợc bán lại cho Công ty sữa Tƣơng lai (có vốn liên doanh với Trung Quốc). Với mục đích đó, chính quyền huyện luôn tạo những điều kiện thuận lợi về công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch phát triển vùng

thức ăn... để đơn vị chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện mở rộng và phát

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010) (Trang 45 - 119)