6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2. Bảng hệ thống trƣờng học phổ thông huyện Sơn Dƣơng
Năm học Tổng (trƣờng) Chia ra Cấp I Cấp II Cấp I + II Cấp II + III Cấp III 1993 - 1994 59 25 17 12 3 2 1994 - 1995 61 25 18 13 3 2 1995 - 1996 66 28 23 10 3 2 1996 - 1997 65 25 23 12 3 2 1997 - 1998 65 27 23 9 4 2 1998 - 1999 67 27 24 9 4 3 Nguồn : [40]
Hệ thống các trƣờng lớp phổ thông tăng lên về số lƣợng và đƣợc sắp xếp lại một cách hợp lý, một số trƣờng cấp I đã tách khỏi trƣờng cấp II, một số trƣờng cấp II đã tách khỏi trƣờng cấp II + III để thành lập trƣờng cấp II. Số học sinh phổ thông năm học 1998 – 1999 tăng 25% so với năm học 1991 – 1992, trong đó học sinh cấp I tăng gấp 1,2 lần, học sinh cấp II tăng 3,4 lần, học sinh cấp III tăng gần 5 lần. Năm 1992 đạt phổ cập tiểu học chống mù chữ,
tình trạng học 3 ca đƣợc xóa bỏ. Năm 1994, huyện đƣợc công nhận là huyện phổ cập tiểu học [14,tr.8]. Thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII (1998) về chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng giáo viên, UBND huyện thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra chất lƣợng giảng dạy đảm bảo cho đội ngũ giáo viên dù tăng về số lƣợng nhƣng không giảm về chất lƣợng: Năm học 1999- 2000 có 1.943 giáo viên tăng gấp 1,5 lần so với năm học 1994 – 1995, trong đó có hơn 1.750 giáo viên đạt chuẩn hóa. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp ở 3 cấp trong các năm luôn bằng và cao hơn so với mức bình quân tỉ lệ tốt nghiệp chung của toàn tỉnh. Đặc biệt trong năm học 1998 – 1999 có 116 em đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 13 em đoạt giỏi cấp tỉnh và 7 em đoạt giải cấp quốc gia [41,tr.10].
Mặc dầu huyện đã có những cố gắng để đạt đƣợc những kết quả tích cực ban đầu, nó là tín hiệu đáng mừng cho một nền giáo dục đang đƣợc đổi mới toàn diện. Song trong quá trình đó cũng còn tồn tại nhiều mặt. Cơ sở vật chất một phần xuống cấp là những nhà tranh mái lá, tạm bợ, thiếu thốn bàn ghế; Một số trƣờng thiếu nhà ở cho giáo viên và nhà hiệu bộ…do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng dạy và học, chƣa đáp ứng đƣợc đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới. Lực lƣợng giáo viên còn chƣa đồng bộ, một số giáo viên bỏ nghề vì đồng lƣơng thấp không đủ chi trả cho cuộc sống. Giáo viên các khối tự nhiên, thể dục, nhạc họa còn thiếu nhiều ở các cấp. Nhiều năm tỷ lệ học sinh bỏ học cao.
Bƣớc vào thời kì đẩy mạnh thực hiện CNH – HĐH từ năm 2000 trở đi, với quyết tâm phấn đấu đến năm 2010 trở thành một huyện dẫn đầu tỉnh về mọi mặt trong đó có giáo dục [28,tr.96]. Huyện đã tập trung hơn nữa mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục, coi đây là một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển cao và bền vững của huyện, nên giáo dục có bƣớc phát triển cả về quy mô và chất lƣợng.
Về quy mô phát triển: Hệ thống trƣờng, lớp của các bậc học đƣợc phát triển mạnh. Các lớp học mầm non đƣợc mở đến tất cả các thôn bản, đã xóa đƣợc các thôn bản trắng về giáo dục mầm non. Đến năm 2005 tỷ lệ huy động trẻ đi
nhà trẻ đạt 35,3 %, tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 100%, tỷ lệ huy động trẻ đến 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Năm 2010 với kết quả tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt 26,4%, trẻ đi mẫu giáo đạt 100%, huy động trẻ đến 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Qua dữ liệu chúng ta có thể thấy, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ ngày càng thấp đi, nguyên nhân là do thiếu giáo viên loại hình mầm non đạt chuẩn; thu nhập của giáo viên mầm non dân lập còn thấp không thu hút đƣợc giáo viên đi dạy cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên mầm non. Từ năm 2000 đến 2008, số lƣợng học sinh các bậc học biến động theo chiều hƣớng Tiểu học và THCS giảm và học sinh THPT tăng. Nguyên nhân giảm là do trong những năm vừa qua huyện đã thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1 – 2 con nên gia tăng dân số giảm, số trẻ đến trƣờng theo đó cũng giảm. Trong khi đó, nguyên nhân tăng học sinh THPT là do sự phát triển độ tuổi của dân số từ số học sinh tiểu học và THCS của năm học trƣớc. 23094 18054 5342 14252 14092 7184 0 5000 10000 15000 20000 25000Học sinh 2000 - 2001 2007 - 2008 Năm học Tiểu học THCS THPT Nguồn: [42]
3.3. Biểu đồ biến động số lƣợng học sinh các bậc học huyện Sơn Dƣơng (2000 - 2008)