Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 65 - 70)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.2. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đa

4.5.2.1. Công tác tiếp dân

Công tác tiếp dân của thành phố Tuyên Quang chính thức đi vào hoạt động một cách có hiệu quả sau khi có quyết định số 73/QĐ-UB ngày 23/9/1999 của thành phố về việc thành lập phòng tiếp dân và ban hành quy chế tiếp dân. Phòng tiếp dân của thành phố là phòng riêng, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác tiếp dân như: nội quy tiếp dân, lịch tiếp dân… Lãnh đạo UBND thành phố tổ chức tiếp dân định kỳ vào các ngày 12 và 24 hàng tháng, tham gia tiếp dân còn có các ngành chức năng như: Thanh tra thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, văn phòng HĐND và UBND, công an thành phố. UBND thành phố giao thanh tra thành phố tiếp dân thường xuyên theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. UBND xã, phường tiếp dân 2 buổi/ tuần thống nhất trong toàn thành phố và thứ 2 và thứ

5 hang tuần. Đa số công dân đến khiếu kiện thực hiện nghiêm túc đúng quy chế. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp công dân do bức xúc quá nên thiếu bình tĩnh có biểu hiện quá khích, thiếu văn hóa, gây mất trật tự làm cho tình hình có lúc phức tạp.

Qua công tác tiếp dân cho thấy vẫn còn một số trường hợp dù đã có quyết định giải quyết cuối cùng, được giả thích kỹ càng nhưng vẫn tiếp tục khiếu kiện. Do vậy để công tác tiếp dân đạt hiệu quả tốt nhất, đáp ứng tốt nhất những kiến nghị của nhân dân, hạn chế việc trùng lặp, một mặt UBND thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp phân loại cụ thể, thống nhất không tiếp những trường hợp đã được giải quyết đầy đủ, đúng quy định nhưng lợi dụng dân chủ đến để gây phiền hà, mặt khác cần phối hợp tốt giữa cơ quan giải quyết với các tổ chức quần chúng nhân dân và các chính quyền ở cơ sở để công tác tiếp dân thống nhất từ trên xuống dưới, đem lại kết quả cao nhất.

Kết quả công tác tiếp dân từ năm 2003 đến hết năm 2011 được thể hiện ở bảng 3:

Bảng 3: Kết quả công tác tiếp dân trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (2003 – 2011) Năm Tổng số lượt tiếp Cấp thành phố Cấp xã, phường Lãnh đạo tiếp Thường trực tiếp Lãnh đạo tiếp Thường trực tiếp 2003 283 40 128 58 57 2004 251 14 66 110 61 2005 301 19 117 73 92 2006 334 39 154 98 43 2007 313 75 164 49 25 2008 361 27 190 104 40 2009 589 18 221 169 181 2010 603 19 236 182 166 2011 592 37 301 151 103 Tổng 3627 288 1577 994 768

4.5.2.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng và không thể thiếu trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định rõ tại khoản 2, điều 6 Luật đất đai 2003. Do đó UBND đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thanh tra thành phố kết hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường và các cấp cơ sở thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

Tuy vậy, vẫn còn một vài khó khăn trong công tác này như: lợi ích từ kinh tế mà đất đai mang lại; sự hiểu biết về luật đất đai của người dân và công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế. Theo nguồn thống kê của phòng Thanh tra thành phố công tác giải quyết đơn thư những năm qua thu được kết quả như sau:

Từ năm 2003 đến năm 2011 phòng thanh tra thành phố đã tiếp nhận 3050 đơn thư, trong đó có 2682 đơn thư liên quan đến lĩnh vực đất đai, khiếu nại có 1037 đơn, tố cáo 575 đơn, tranh chấp 1070 đơn. UBND thành phố phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng thanh tra giải quyết dứt điểm đơn thuộc thẩm quyền là 2468/2682 đơn đạt 92.02 %. Qua kiểm tra, xem xét nội dung các đơn cho thấy không phải nội dung tất cả các đơn đều đúng hoàn toàn mà bao gồm các loại: nội dung hoàn toàn đúng, nội dung vừa đúng vừa sai, nội dung hoàn toàn sai.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đât đai thể hiện qua bảng 4

Bảng 4: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai năm 2003 – 2011 Năm Tổng số lượt tiếp dân

Loại đơn thuộc thẩm quyền giải

quyết Tổng đơn Giải quyết Tỷ lệ (%) Khiêu nại Tố cáo Tranh

chấp 2003 283 96 53 78 227 203 89.43 2004 251 84 37 89 210 191 90.95 2005 301 132 65 112 309 286 92.56 2006 334 91 83 136 310 298 96.13 2007 313 73 35 116 224 195 87.05 2008 361 167 45 101 313 279 89.14 2009 589 90 86 172 348 321 92.24 2010 603 193 79 156 428 392 91.59 2011 592 111 92 110 313 303 96.81 Tổng 3627 1037 575 1070 2682 2468 92.02

* Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

………..

* Kết quả.giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Tính phức tạp của tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích

kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà nguyên nhân còn do quá trình quản lý và sử dụng đất đai.

Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ khi có Luật đất đai 2003 đã có những chuyển biến tích cực, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố chủ yếu là do ranh giới các thửa đất không rõ ràng giữa các hộ, công tác cắm mốc giao đất trên thực địa không chính xác khi giao đất cho người dân, do người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không rõ ràng, do đòi lại quyền sử dụng đất cho mượn từ những năm trước, do tranh chấp quyền sử dụng đất sau khi ly hôn. Hơn nữa những người sử dụng đất hiện tại chủ yếu được thừa kế từ đời này sang đời khác nguồn gốc sử dụng đất liên quan đến lịch sử nên không rõ ràng, việc mua bán chủ yếu bằng hình thức trao tay không có đầy đủ chứng thủ pháp lý về quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng, do đo đạc trước đây thiếu chính xác, tư thù cá nhân, hoặc vì lợi ích kinh tế… là những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp đât đai.

Cùng với xu thế phát triển của xã hội thì giá trị của đất đai ngày càng tăng do đó tình trạng tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra. Mặt khác ngoài mối quan hệ về đất đai còn có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp khác xoay quanh nó như: gia đình, làng xóm, họ mạc, cộng đồng… Vì vậy đòi hỏi các cấp, ngành rất thận trọng trong việc giải quyết vấn đề này để đảm bảo tình đoàn kết trong nhân dân.

Ý thức được điều đó trong những năm qua công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở được chú trọng quan tâm, vì đây là nơi thường nảy sinh và bắt nguồn các mâu thuẫn về đất đai, hạn chế tình trạng lượng đơn thư chuyển lên cấp trên quá nhiều. Được sự chỉ đạo thường xuyên của UBND thành phố và công tác nâng cao chuyên môn về giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ nên trong thời gian vừa qua UBND xã, phường đã tiến hành hòa

giải thành công 837 vụ, UBND thành phố giải quyết 219 vụ, còn tồn đọng 14 vụ phức tạp kiến nghị lên cấp trên phối hợp giải quyết.

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w