NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 35 - 38)

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống pháp luật liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn cả nước nói chung và của thành phố Tuyên Quang nói riêng.

- Công tác thanh tra đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn toàn thành phố Tuyên Quang từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu tổng quan về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.

3.2.2. Kết quả thực hiện công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước và địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

3.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường của thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang.

3.2.4. Các văn bản có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của tỉnh Tuyên Quang và thành phố Tuyên Quang.

3.2.5. Tình hình thực hiện pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Tuyên Quang..

3.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử dụng đất đai của thành phố Tuyên Quang từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay.

3.2.7. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay. 3.2.8. Đánh giá nhược điểm, nguyên nhân tồn tại và đề xuất những giải pháp để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương.

3.2.9. Kết luận và kiến nghị.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết của công tác thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

Dựa trên các cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực cần nghiên cứu. Đây là cơ sở lý luận để làm căn cứ kết luận quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng.

3.3.2. Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu.

Tìm hiểu, thu thập số liệu của công tác thanh tra, giải quyết các tranh chấp đất đai trên địa bàn bằng các loại bản đồ, sổ sách, văn bản… và nhất là đi thực địa, lấy ý kiến đóng góp của người dân để tìm ra nguồn gốc, quá trình quản lý và sử dụng đất, tìm ra nguyên nhân làm cơ sở để đề ra các giải pháp cần thiết.

3.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá và so sánh.

Trên cơ sở các số liệu thu thập được phân tích và xử lý số liệu đòi hỏi chính xác; phân tích sự tương quan giữa các yếu tố; từ đó đánh giá, so sánh với quy định của pháp luật để rút ra nhận xét, kết luận và kiến nghị giải pháp thực hiện.

3.3.4. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ, biểu đồ.

Đây là phương pháp nhằm thể hiện các thông tin, số liệu điều tra được trong quá trình nghiên cứu những bản đồ, biểu đồ thích hợp.

3.3.5. Phương pháp chuyên gia.

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn giỏi có nhiều kinh nghiệm thông qua việc xin ý kiến trực tiếp để có được nhận định, đánh giá, đề xuất đúng hướng.

3.3.6. Phương pháp so sánh

So sánh giữa lý luận và thực tế, lấy quy định pháp luật đất đai làm cơ sở để đánh giá thực tế công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

3.3.7. Phương pháp nghiên cứu điểm

Sử dụng phương pháp này nhằm bổ sung cho phương pháp thống kê, nghiên cứu sự kiện, vụ việc cụ thể mang tính điển hình, từ đó rút ra kết luận chung.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w