Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 38 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 11921.00 ha, nằm ở trung tâm của tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Tân Long, Tân Tiến, huyện Yên Sơn

- Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, thị trấn Tân Bình, xã Cấp Tiến của huyện Yên Sơn

- Phía Đông giáp xã Thái Bình, Tiến Bộ, Vĩnh Lợi của huyện Yên Sơn - Phía Tây giáp xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán của huyện Yên Sơn

Toàn thành phố có đường quốc lộ 2 và quốc lộ 37 chạy qua và cùng với các tuyến đường liên huyện, liên xã, phường tạo thành mạch máu giao thông chính nối liền các huyện, xã trong khu vực, trung tâm thành phố đồng thời nối liền với các tỉnh bạn, thuận lợi cho việc lưu thông và phát triển kinh tế, văn hoá, hệ thống giao thông liên xã, phường, liên thôn đã được trải nhựa và bê tông.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo a. Địa hình

- Phía tả ngạn: Có nhiều đồi núi cao và núi đá thấp, xen kẽ có dải ruộng hẹp và bãi bồi ven sông Lô gồm xã Tràng Đà và Nông Tiến.

- Phía hữu ngạn: Có các khu dân cư, cánh đồng bồi tích sông lớn nối với soi bãi tương đối bằng phẳng, cao độ nền từ 20,00 m đến 28,00 m; gồm 3 phường nội thành và 2 xã ngoại thành.

- Các đồi, gò thấp, sườn thoải dốc dần từ chân núi ra bờ sông, suối, cao độ từ 30m đến 70m.

- Phần phía Tây, Tây Bắc là các ngọn núi cao trên 100 m, có sườn dốc. - Thành phố có hướng dốc chính là hướng Bắc - Nam, hướng cục bộ ra phía sông Lô

b. Địa mạo

- Khu vực ven sông, suối và thung lũng có đất trầm tích, lũ tích bồi tụ có thành phần cơ giới đất thịt nhẹ và thịt nặng, cao độ từ 22,00 m đến 35,50 m.

- Khu vực sườn đồi ven núi có đất sét, sa thạch và đá tảng bị phong hoá, có cao độ từ 40 m đến 70 m chủ yếu phải san lấp tại chỗ tạo mặt bằng xây dựng. - Khu vực đồi, núi đất: Một số khu vực là đồi thấp màu nâu đỏ sẫm pha lẫn sỏi sạn và đất thịt.

- Khu vực núi đá: Tập trung ở hai xã Tràng Đà và Nông Tiến là khu vực có độ dốc lớn, khai thác mặt bằng xây dựng rất phức tạp. Khu vực này chủ yếu dùng khai thác vật liệu xây dựng.

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa: Mùa đông và mùa hè.

- Mùa đông khí hậu có đặc điểm là lạnh, mưa phùn gió bấc; mùa hè đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 23,0oC. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm tương đối cao, tháng nóng nhất là tháng 6 -7 nhiệt độ trung bình là 28,0oC, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm sau nhiệt độ trung bình là 16,0oC.

- Lượng mưa trung bình năm là 1600 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 vào tháng 11, 12 lượng mưa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%, độ ẩm cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung, độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

- Hướng gió chính trên địa bàn thành phố là hướng Tây Bắc - Đông Nam, tốc độ gió trung bình cả năm là 1,4m/s, tốc độ gió lớn nhất 36 m/s, ít xảy ra bão lốc.

- Độ bốc hơi, lượng bốc hơi phụ thuộc nhiệt độ không khí và vận tốc gió. Thành phố có lượng bốc hơi trung bình đạt 753 mm

4.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, hồ nước có trên địa bàn thành phố nằm ở hạ lưu sông Lô - Gâm và có 4 ngòi lớn là ngòi cơi, ngòi là, ngòi chả, ngòi thục nên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi đó.

Hệ thống sông Lô - Gâm: Bắt nguồn từ cao nguyên Vân nam Trung Quốc, chảy qua Hà Giang, qua thành phố Tuyên Quang: Diện tích lưu vực 29.600km2, Lưu lượng lớn nhất mùa lũ qmax = 8.890m3/s, lưu lượng trung bình năm mùa lũ qtb = 725m3/s, lưu lượng nhỏ nhất mùa khô qmin = 102m3/s. chế độ dòng chảy mùa lũ chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, mùa khô chỉ chiếm 20% tổng lượng nước cả năm. Ngoài ra còn có hệ thống ngòi chính như ngòi cơi, ngòi là, ngòi chả.

- Mức độ ngập lũ: Thành phố thuộc khu vực thung lũng nên hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ, mức độ ngập lũ trên các địa bàn theo thống kê, như sau:

+ Mức độ ngập thấp hơn 23,00m; thường xuyên xảy ra gây ngập úng các cánh đồng lúa thấp ven sông Lô.

+ Mức độ ngập từ 23,00m - 24,50m với tần suất 80% sẽ gây ngập thêm ở vùng quảng tường.

+ Mức độ ngập từ 24,50m - 26,04m; Tần suất 50%, diện tích khoảng 85,00 ha

+ Mức độ ngập từ 26,04m - 28,23m; Tần suất 10%, diện tích ngập khoảng 203 ha

+ Mức độ ngập 28,23m - 29,70m; Tần suất 5%, diện tích ngập rất lớn + Mức độ ngập lũ 29,70m - 30,85m và >30,85m thì toàn bộ vùng thung lũng và những cánh đồng ở phía hữu ngạn sẽ bị ngập gây thiệt hại rất lớn.

Thành phố chịu ảnh hưởng bởi các ngòi bắt nguồn từ dãy núi phía Tây và Tây Nam, là dòng chảy chính của nước mưa được tập trung từ dãy núi và thung lũng phía Tây thành phố đổ ra sông Lô.

Nhìn chung, hệ thống sông ngòi trên địa bàn thành phố được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình có độ dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây xói mòn và rửa trôi đất.

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w