KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
4.2.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- Về trồng trọt: Đến năm 2011 toàn thành phố có trên 700 ha trồng các loại cây lương thực, rau màu. Trong đó lúa 501ha, ngô 92ha, cây hàng năm khác 25ha; rau các loại 24 ha, hoa 8,3 ha, còn lại là ao, hồ nuôi trồng thủy sản.
Giá trị đất canh tác cây lương thực đạt 32-35 triệu đồng/ha/năm. Doanh thu trồng hoa, rau gấp 3-4 lần đất cây lương thực. Chuyên canh rau, hoa đạt 90 -120 triệu đồng/ha/năm. Cá biệt trong một số diện tích trồng rau, hoa đạt 100 - 140 triệu đồng/ha/năm.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích như chuyên canh hoa, rau các loại, chuyên canh cây thức ăn gia súc.
- Về chăn nuôi: Trong qúa trình thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu đã tuyển chọn giống bò cái địa phương để Sinh hoá đàn bò. Đàn bò được nâng tầm vóc. Đàn trâu được ổn định. Một số hộ đã nuôi lợn nái ngoại thay thế lợn Móng Cái. Mô hình chăn nuôi quy mô 300-500 con. được duy trì phát triển. Cá biệt có trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp lên tới hàng ngìn con. Ngành chăn nuôi có bước phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm mạnh tăng số hộ chăn nuôi theo quy mô lớn. Các mô hình và các dự án phát triển ngành chăn nuôi phát huy hiệu quả tốt như dự án chăn nuôi lợn nạc Trung Chinh xóm 1 xã Ỷ La; dự án nuôi trồng thuỷ sản tại các xã.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố không nhiều, chiếm 28,6% tổng diện tích tự nhiên, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố. Hiện có 1.239 ha đất rừng, có 58,2% là đất rừng sản xuất, còn lại 41,8% rừng phòng hộ, độ che phủ rừng đạt 62%. Thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố, ngành công nghiệp chế biến lâm sản của thành phố đang phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển công nghiệp.
- Thủy sản: Trong những năm qua tốc độ phát triển thuỷ sản trên địa bàn thành phố còn chậm so với tiềm năng, quy mô nhỏ lẻ, năng suất thấp. Hệ thống sản xuất, cung ứng giống chưa phát triển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản có tăng nhưng chậm. Năm 2011 toàn thành phố có 63 ha đất cho nuôi trồng thuỷ sản với tổng sản lượng thuỷ sản toàn thành phố đạt 172 tấn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thành phố, còn phải mua từ các nơi khác.
4.2.2.2. Công nghiệp, dịch vụ
- Công nghiệp: Có bước phát triển khá, giá trị đạt 375 tỷ đồng ( 47,3% kế hoạch). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 170 tỷ đồng, đạt 44,2% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2010 tăng 36,4%. Một số sản phẩm chủ yếu như xi măng đạt 200.000 tấn /năm, tăng 97,6%; đường kính 8.000 tấn/năm, tăng 6,6%; bột kẽm 658 tấn/năm tăng 37,1%, quặng kẽm 5.800 tấn/năm tăng 93,3% so với năm 2010. Hiện trên địa bàn có 25 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 13 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá. Một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng các hình thức liên doanh, mạnh dạn đầu tư thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
- Thủ công nghiệp: Được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề. Năm 2011 có 4.220 hộ sản xuất thủ công nghiệp, tăng 1.022 hộ so với năm 2010. Số hộ làm thủ công nghiệp làm thủ công nghiệp tăng khá, năm 2011 có 2.030 hộ tăng 585 hộ so với năm 2010 chiếm 48,1% số hộ sản xuất thủ công nghiệp. Thành phố đã tổ chức mở 10 lớp học nghề cho 350 học viên trong đó có 02 lớp sản xuất mũ cối, 02 lớp chổi chít, 02 lớp sơn mài, 02 lớp sản xuất mành, 02 lớp mây giang đan.
- Dịch vụ: Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trường. Thành phố đã đầu tư xây dựng khu trung
tâm thương mại Tân trào, nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, tăng lượng hàng hoá và quy mô kinh doanh trở thành chợ trung tâm cung cấp hàng hoá cho các địa phương trong và ngoài tỉnh; làm mới 5 chợ của các xã. Duy trì 30 điểm bán hàng chính sách, đảm bảo đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn.
Các hoạt động dịch vụ tăng nhanh, nhất là dịch vụ vận tải ô tô, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại. Hiện có 152 doanh nghiệp và 3.585 hộ kinh doanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2011 đạt 770 tỷ đồng, tăng 103,1 %.
Tuyên Quang với bề dầy lịch sử, cái nôi của cách mạng với nhiều di tích lịch sử và điều kiện cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, một số điểm du lịch đã từng bước thu hút được khách thăm quan.