Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 41 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

- Theo nguồn gốc phát sinh của đất thì trên địa bàn thành phố có những nhóm đất chính sau:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm có ở khu vực ven sông, suối, thung lũng là đất trầm tích, lũ tích bồi tụ, có thành phần cơ giới, đất thịt nhẹ pha cát, thịt vừa và nặng tập trung chủ yếu ở hai phường Nông Tiến, Hưng Thành. + Đất phù sa không được bồi hàng năm được phân bố chủ yếu ở xã Ỷ La, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và thịt vừa.

+ Đất phù sa gley chiếm diện tích lớn được phân bố chủ yếu ở các phường Ỷ La, Phan Thiết, Tân Quang và Hưng Thành, loại đất này chiếm diện tích lớn nhất.

Ngoài ra còn có các loại đất khác chiếm tỷ lệ rất thấp như đất xám bạc màu, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất tập trung chủ yếu ở hai xã (phường) Nông Tiến, Tràng Đà.

- Theo tính chất đất thì có thể phân chia thành những nhóm đất chính sau: + Đất phù sa sông ngòi, suối được phân bổ dọc theo các triền sông, suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước được phân bổ xen kẽ, rải rác, luồn lỏi ở khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Do có nhiều hệ thống sông, ngòi lớn nên nguồn nước mặt rất dồi dào, đặc biệt vào mùa mưa. Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống sông, ngòi như sông Lô - Gâm và 4 ngòi chính là ngòi cơi, ngòi chả, ngòi là và ngòi thục. Về mùa khô nước ở hệ thống sông, ngòi trên chỉ chiếm 20% tổng lượng nước cả năm. Tuy nhiên nguồn nước mặt có nhược điểm là có độ đục cao về mùa mưa, mực nước biến động lớn theo mùa, bờ sông bị xói lở và nguy cơ ô nhiễm cao từ các hoạt động khác nhau.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Nước ngầm đều có chất lượng, đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện

khái thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp.

Nhận định chung về tài nguyên nước mặt của thành phố vào loại trung bình của lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiềm năng nước mặt lớn gấp 10 lần yêu cầu nước sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung cấp cho thành phố trong tương lai; nguồn nước ngầm dồi dào và chất lượng tốt.

4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu của đoàn địa chất 109, Liên đoàn bản đồ 207 công bố năm 1994 – 1995, tài liệu của các bộ, ngành hữu quan và tỉnh Tuyên Quang thì trên địa bàn thành phố có nhiều loại khoảng sản khác nhau, nhiều mỏ đá vôi có chất lượng tốt, tập trung, đáp ứng được nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng lâu dài đó là mỏ đá vôi Tràng Đà, mỏ Barits. Ngoài ra trên địa bàn còn có mỏ than ở phường Minh Xuân, mỏ kẽm, chì ở núi Tràng Đà…

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Các dân tộc sinh sống trên địa bàn thành phố gồm có 08 dân tộc (Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, Mông, Sán Chày), trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ nhiều nhất; Ít nhất là dân tộc thiểu số Sán Chấy. Mỗi dân tộc trên đều có những bản sắc và truyền thống văn hoá riêng, do đó đã tạo nên nền văn hoá đa dạng, có những nét độc đáo.

Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã được nhà nước, tỉnh công nhận, xếp hạng và nhiều điểm di tích danh thắng khác (gồm 46 di tích) như: Thành nhà Mạc, đền Hạ, đền Thượng, chùa An Vinh, đền Mỏ Than, đền Cấm, suối Đát, núi Dùm… là những điểm thu hút khách du lịch, tham quan, lễ hội mỗi khi đến Tuyên Quang.

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm của tỉnh, nên tập trung phần lớn đội ngũ những nhà khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời nhân dân nơi đây cũng giàu

kinh nghiệm trong lao động, sản xuất và đời sống. Người dân thành phố đã có những bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trình độ dân trí, nghề nghiệp của người dân ngày càng được nâng cao, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục luôn được quan tâm chú trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Qua phân tích về nguồn tài nguyên nhân văn, nguồn lực con người, môi trường lịch sử văn hoá cho thấy thành phố tuyên quang luôn luôn đi đầu trên mọi lĩnh vực so với các huyện khác trong tỉnh, nguồn nhân lực dồi dào, giàu trí tuệ, có trình độ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung và thành phố nói riêng góp phần đưa Tuyên Quang ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w