Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 28 - 29)

lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các tranh chấp trong lĩnh vực FDI là những tranh chấp có chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tiền và các tài sản có giá trị kinh tế khác vào Việt Nam. Hoạt động đầu tư là một hoạt động thương mại nên đây là tranh chấp thương mại quốc tế. Giải quyết thoả đáng tranh chấp trong lĩnh vực FDI đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu sau:

- Thứ nhất, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, tiết kiệm chi phí, đảm bảo uy tín và bí mật kinh

doanh cho các bên. Đây là tranh chấp trong hoạt động thương mại, do đó đối với các nhà kinh doanh thì thời gian và chi phí, uy tín và bí mật kinh doanh luôn được đưa lên hàng đầu.

- Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI đảm bảo sự công bằng, không thiên vị giữa các chủ thể có quốc tịch khác trong các tranh chấp thương mại quốc tế, sẽ có một bên chủ thể không được "chơi trên sân nhà". Họ sẽ lạ lẫm trước hệ thống pháp luật, cơ quan giải quyết tranh chấp, trong tố tụng phải dùng tiếng nói, chữ viết của nước sở tại... Do đó, việc giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bình đẳng giữa các chủ thể có quốc tịch khác có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có nghĩa là các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng. Quyền tự định đoạt của các bên và sự tham gia công quyền ở mức độ thấp phải được đề cao. Ví dụ như các bên được quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, lựa chọn luật áp dụng quan hệ tranh chấp. Nhà đầu tư nước ngoài được nhà nước Việt Nam áp dụng chế độ "đối xử quốc gia trong đầu tư" theo Khoản 7 điều 3 Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế ban hành ngày 7/6/2002.

- Thứ ba, hệ thống pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp phải phù hợp với thông lệ quốc tế là "đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong những điều kiện tương tự". Điều này cũng đã được cụ thể hoá bằng việc nhà nước ta ban hành Luật Đầu tư năm 2005. Ý nghĩa của quy định này còn thể hiện việc giải quyết tranh chấp của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam cũng được áp dụng cơ chế giải quyết như các nhà đầu tư Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 28 - 29)