Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư bằng trọng tài tại Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 60)

trọng tài tại Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

a) Hàm nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của Chế độ trọng tài

Chế độ trọng tài Trung Quốc là một khái niệm tổng quát về các quy định pháp luật về các nguyên tắc cơ bản có liên quan đến hoạt động trọng tài, cơ quan trọng tài, Toà trọng tài, trọng tài viên, Thoả thuận trọng tài, thủ tục trọng tài…Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, nước Trung Quốc mới đã xây dựng Chế độ trọng tài thống nhất trong cả nước, xây dựng các quy định pháp luật và các quy tắc trọng tài tương ứng, thành lập hệ thống các cơ quan trọng tài tương đương. Chế độ trọng tài Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế thương mại một cách công bằng và kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa [29].

b) Cơ quan trọng tài Trung Quốc và phạm vi trọng tài

Cơ quan trọng tài của Trung Quốc là Uỷ ban trọng tài. Uỷ ban trọng tài bao gồm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên. Uỷ ban trọng tài có thể mời hoặc thuê trọng tài viên, Toà trọng tài với các thành viên là các trọng tài viên sẽ chịu trách nhiệm phán quyết các vụ án. Theo quy định của Luật trọng tài Trung Quốc, phạm vi trọng tài là các tranh chấp về hợp đồng giữa các công dân, pháp nhân và các tổ chức khác hoặc các tranh chấp về quyền và lợi ích có liên quan đến tài sản. Tuy nhiên, các tranh chấp sau đây không thuộc diện phán quyết của hoạt động trọng tài: (1) hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ, chăm sóc phụng dưỡng, tranh chấp về thừa kế; (2) Những tranh chấp hành chính thuộc phạm vi giải quyết của các Cơ quan hành theo quy định của pháp luật.

c) Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trọng tài Trung Quốc

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trọng tài là hệ thống các quy tắc chuẩn cơ bản về hành vi đã được quy định trong Luật Trọng tài mà các tổ chức trọng tài, các cá nhân tham gia trọng tài bắt buộc phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động trọng tài. Luật Trọng tài quy định những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc tự nguyện. Việc đề nghị trọng tài, kế thừa những thoả thuận hoà giải đã đạt được từ hoạt động trọng tài đều phải xuất phát từ sự tự nguyện của một bên hoặc cả hai bên đương sự.

- Nguyên tắc trọng tài độc lập. Trong quá trình tiến hành trọng tài, cơ quan trọng tài phải được độc lập và không chịu sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội nào theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc căn cứ vào sự thật và những quy định có liên quan của pháp luật.

- Nguyên tắc bình đẳng về địa vị nhưng đối lập về quyền lợi và nghĩa vụ giữa Trọng tài và đương sự.

- Nguyên tắc biện luận. Dưới sự chủ trì của Toà trọng tài, đương sự có quyền trình bày quan điểm của mình cũng như phản bác, tranh tụng với đối phương về các vấn đề có liên quan đến bản chất vụ án.

- Nguyên tắc Toà án giám sát. Trong quá trình trọng tài hoặc trong giai đoạn thi hành phán quyết trọng tài, Toà án có quyền tiến hành thẩm tra đề nghị của đương sự hoặc phán quyết của của cơ quan trọng tài, sau đó ra Quyết định tương ứng.

d) Chế độ cơ bản của trọng tài Trung Quốc

Chế độ cơ bản là quy trình cơ bản để các tổ chức trọng tài và các cá nhân tham gia tiến hành các hoạt động trọng tài. Theo quy định của Luật trọng tài, chế độ cơ bản của trọng tài bao gồm:

- Chế độ một phán quyết cuối cùng. Sau khi phán quyết của Uỷ ban trọng tài đối với các tranh chấp có đề nghị được trọng tài có hiệu lực, nếu đương sự không được phép tiếp tục đề nghị được trọng tài đối với tranh chấp đó, cũng như không được quyền khiếu nại lên Toà án.

- Chế độ thời hiệu trọng tài. Thời hiệu trọng tài là thời hạn theo quy định của pháp luật cho phép đương sự đề nghị Cơ quan trọng tài bảo vệ quyền lợi của mình.

+ Chế độ thời hiệu trọng tài thông thường. Trường hợp tiến hành trọng tài đối với các tranh chấp hợp đồng hoặc các tranh chấp về quyền và lợi ích tài sản, thời hạn đề nghị trọng tài là 02 năm.

+ Chế độ thời hiệu trọng tài đặc biệt. Trường hợp tranh chấp phát sinh do tiêu thụ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng mà không công khai chi tiết đó của sản phẩm cho khách hàng, thời hạn đề nghị trọng tài là 01 năm. Trường hợp tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, thời hạn đề nghị trọng tài là 04 năm. Thời hiệu trọng tài đặc biệt có giá trị ưu thế hơn thời hiệu trọng tài thông thường.

- Chế độ đại diện trọng tài

Trường hợp khi đương sự, đại diện pháp nhân uỷ thác cho luật sư hoặc một người đại diện khác tiến hành hoạt động trọng tài.

- Chế độ tránh trọng tài

Trong trường hợp Trọng tài viên có quan hệ có lợi hoặc có hại cho vụ án, có thể ảnh hưởng tới tính công bằng của phán quyết trọng tài, Trọng tài viên không được tham gia công tác phán quyết vụ việc đó mà phải thay thế bằng một Trọng tài viên khác.

đ) Thủ tục trọng tài

- Đề nghị và thụ lý trọng tài. Các bên đương sự căn cứ nhu cầu tự nguyện của cả hai bên về việc đạt được Thoả thuận trọng tài và với tư cách cá nhân có quyền đề nghị Uỷ ban trọng tài giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Sau khi nhận được đề nghị trọng tài, Uỷ ban trọng tài tiến hành thẩm tra theo quy định của Luật Trọng tài và đưa ra quyết định có thụ lý giải quyết hay không. Uỷ ban trọng tài cần thông báo quyết định cho đương sự. Nếu quyết định thụ lý, Uỷ ban trọng tài khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị.

- Thành lập Toà trọng tài. Toà trọng tài là một cơ quan xét xử trong quá trình trọng tài, có quyền xét xử và phán quyết.

- Mở phiên toà xét xử: Trọng tài phải tiến hành mở phiên toà. Dưới sự chủ trì của Toà trọng tài, phiên toà tiến hành điều tra và biện luận, hoà giải đề giải quyết, và đưa ra quyết định cuối cùng. Toà trọng tài phải Quyết định phán quyết bằng văn bản, quyết định có hiệu lực ngay kể từ ngày ban hành [16].

- Huỷ quyết định của trọng tài: Trong trường hợp quy định của pháp luật, nếu đương sự có đề nghị, sau khi Toà án thẩm tra, Toà quyết định huỷ quyết định đã ra của Trọng tài theo quy định của pháp luật. Do Quyết định của Trọng tài là một phán quyết cuối cùng đối với đương sự, nên khó tránh khỏi trường hợp quyết định trọng tài có sai sót, trong trường hợp đó huỷ quyết

định trọng tài được coi là một biện pháp để sửa chữa những sai phạm trong quá trình trọng tài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 60)