Sự cần thiết và yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tà

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 98 - 103)

quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài

3.2.1. Sự cần thiết và yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài

a) Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài còn hạn chế

Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang mô hình phát triển theo thể chế kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước và phát triển chính sách

“mở cửa” kinh tế. Trong điều kiện mới này, tranh chấp kinh tế không chỉ là tranh chấp hợp đồng giữa hai doanh nghiệp Việt Nam với nhau như trước đây mà còn xuất hiện nhiều loại tranh chấp khác như: Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau; tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là các tranh chấp trong lĩnh vực FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nội dung tranh chấp cũng đa dạng hơn, có tranh chấp về góp vốn, định giá tài sản nhưng có tranh chấp về chuyển nhượng vốn góp, tranh chấp liên quan đến việc quản trị doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận. Số lượng các vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực FDI ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, như đã phân tích tại Chương II, từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức trọng tài ở Việt Nam có thể thấy hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài còn hạn chế, xuất phát từ các lý do sau:

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp, cá nhân không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố tụng thông qua con đường trọng tài thương mại. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, ở nước ta có trọng tài kinh tế nhà nước – cơ quan này quản lý hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhà nước. Ngày 1/7/1994, các toà kinh tế ra đời có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế thay cho hệ thống các cơ quan trọng tài kinh tế nhà nước các cấp. Từ đó, các doanh nghiệp và nhân dân chỉ quen tranh chấp bằng con đường tố tụng tại toà án. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các hợp đồng kinh tế chỉ có quy định hai biện pháp tranh chấp là tự thương lượng giải quyết, nếu không giải quyết được thì đưa ra giải quyết tại toà án có thẩm quyền. Trong một ngàn hợp đồng, chỉ có một vài hợp đồng chế định việc tranh chấp tại trọng tài kinh tế. Như vậy,

phương pháp tự xử và xử lý tranh chấp tại toà án đã ăn sâu vào tiềm thức của các doanh nghiệp.

Thứ hai, trọng tài kinh tế là tổ chức phi Chính phủ. Chúng ta sống trong hệ thống chính trị mà người dân nghĩ rằng chỉ có các quyết định của Đảng và cơ quan Nhà nước mới có hiệu lực và tính khả thi. Với chiều dài của lịch sử, với thực tiễn cuộc sống đã làm cho dân ta nhận thức một cách không đầy đủ về xã hội dân sự. Đây là nhận thức về bề nổi, nhưng lại ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của các cơ quan phi Chính phủ như trọng tài. Thực trạng này, phần lớn cũng do các yếu tố pháp lý gây nên. Pháp luật về trọng tài vẫn còn có những hạn chế, làm giảm hiệu lực hoạt động của các trung tâm trọng tài. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, nhiều trường hợp các đương sự trông đợi sự hỗ trợ từ phía nhà nước như vấn đề triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời… Một phán quyết của trọng tài chỉ có ý nghĩa khi nó được đảm bảo thi hành trên thực tế để đảm bảo quyền lợi của các đương sự. Trong một thời gian dài, pháp luật về trọng tài của nước ta chưa quy định về vấn đề này dẫn cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thực sự không hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi sử dụng trọng tài để phân xử tranh chấp.

Thứ ba, tồn tại trong bản thân của các trung tâm trọng tài. Thực tiễn là như vậy, nhưng mạng lưới trọng tài của chúng ta còn ít. Đến thời điểm hiện nay, các trung tâm trọng tài chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hoạt động của các trung tâm trọng tài chỉ dựa vào nguồn vốn tự có của các nhà sáng lập, nguồn thu từ các vụ tranh chấp. Nhưng các vụ tranh chấp quá ít ỏi, nguồn thu quá hạn hẹp, hạn chế khả năng phát triển công nghệ, mạng lưới, tuyên truyền, đào tạo…Hơn nữa, trình độ của các trọng tài Việt Nam thường không cao. Trước đây, theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Việt Nam chưa cho phép trọng tài người nước ngoài tham gia danh sách trọng tài viên (Luật

Trọng tài thương mại năm 2010 đã cho phép trọng tài người nước ngoài tham gia danh sách trọng tài viên). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn của phương thức trọng tài và làm cho bên nước ngoài không muốn chỉ định cơ quan trọng tài của Việt Nam. Đặc biệt trong các tranh chấp về đầu tư nước ngoài thì khi soạn thảo hợp đồng, bên nước ngoài luôn có xu hướng lựa chọn trung tâm trọng tài có uy tín để giải quyết tranh chấp cho mình.

Thứ tư, một số hạn chế của pháp luật về trọng tài thương mại như: pháp luật về trọng tài thương mại không quy định cụ thể về mức tạm ứng phí trọng tài nên mỗi tổ chức trọng tài quy định cách nộp phí trọng tài khác nhau mà thông thường khi nộp đơn yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp, nguyên đơn thường phải nộp đủ ngay một lần phí trọng tài được tính theo giá ngạch. Trong khi giải quyết bằng toà án thì nguyên đơn chỉ phải tạm ứng bằng 50% của mức phải nộp tính theo giá trị tranh chấp. Nếu nguyên đơn có hoàn cảnh khó khăn đôi khi còn được toà án xét giảm phần tạm ứng này. Ngoài ra, việc giải quyết tại trọng tài tuy nhanh vì chỉ có một cấp xử nhưng đôi khi các bên bị thiệt thòi quyền lợi vì bị mất quyền khiếu nại lên cấp trên xem xét trong những trường hợp xử không chính xác.

b) Hoạt động giải quyết tranh chấp FDI bằng trọng tài phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động kinh doanh và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI hiện nay cũng như dự báo trong thời gian tới khi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng mở rộng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2009, cả nước có 248.842 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có 6.546 doanh nghiệp FDI [11] và đóng góp vai trò ngày càng quan trọng vào đời sống kinh tế của đất nước. Theo đó, số các vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực FDI trong tương lai gần sẽ ngày càng nhiều hơn, nhu cầu giải quyết các

tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng được đặt ra ngày càng bức xúc hơn so với tình hình hiện nay.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thế giới cho thấy, trọng tài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các thương nhân nói chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ góp phần làm giảm tải hoạt động xét xử của Toà án. Số lượng vụ việc giải quyết tại Toà án nhân dân năm sau tăng nhiều so với năm trước. Trái với thực tế đó, số lượng các vụ việc được giải quyết bằng phương thức trọng tài lại quá ít. Tình hình đó ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, gây áp lực cao đối với các Thẩm phán, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các doanh nghiệp về mức độ an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn ở các nước trên thế giới cũng cho thấy việc khuyến khích, nâng cao hiệu quả sử dụng Trọng tài trong giải quyết các loại tranh chấp đang là một xu thế tất yếu. Ở nhiều nước và khu vực lãnh thổ đều có quy định Toà án phải từ chối thụ lý vụ tranh chấp nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài. Thậm chí, ở Anh, Hồng Kông, Ấn Độ, Ảrập-Sê út còn có quy định rằng, kể cả trong trường hợp không có thoả thuận trọng tài thì các bên tranh chấp cũng phải đưa vụ việc ra Trọng tài trước, nếu không, các bên phải có sự lý giải thoả đáng thì Toà án mới chấp nhận thụ lý vụ tranh chấp.

c) Giải quyết tranh chấp FDI bằng trọng tài phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế

Luật Trọng tài thương mại là văn bản pháp luật hiện hành có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài các tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp trong lĩnh vực FDI nói riêng. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại phải được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm sự phù hợp với các

Điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam là thành viên, trước hết là đảm bảo thực thi các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, trong đó có dịch vụ về Trọng tài. Theo đó sau 03 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì dịch vụ Trọng tài sẽ mở cửa, dỡ bỏ mọi hạn chế. Quá trình soạn thảo dự án Luật Trọng tài thương mại đã chú trọng tham khảo và tiếp nhận các quy định của Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) ban hành ngày 21 tháng 6 năm 1985, bổ sung, sửa đổi ngày 7 tháng 7 năm 2006. Dự án cũng đã tiếp thu những kinh nghiệm của các nước và vùng lãnh thổ có thị trường dịch vụ trọng tài phát triển như Anh, Mỹ, Hồng Kông, Singapore và các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Sự tiếp thu Luật mẫu sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Trọng tài Việt Nam để giải quyết các tranh chấp của họ và từ đó tạo thêm một yếu tố hấp dẫn mới cho các hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)