Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 56)

tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Tây Ban Nha

Luật số 60/2003 được ban hành ngày 23 tháng 12 năm 2003 về trọng tài có phạm vi áp dụng là các hoạt động tố tụng trọng tài được tiến hành trên lãnh thổ Tây Ban Nha, kể cả trong trường hợp thủ tục tố tụng đó có phạm vi quốc tế, với điều kiện Luật này tuân thủ các điều ước quốc tế hoặc pháp luật chuyên ngành về trọng tài [23].

a) Những tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Các tranh chấp đã được giải quyết bằng một bản án cuối cùng của Toà án, trừ các vấn đề phát sinh từ việc thi hành quyết định đó, không thể được đưa ra trọng tài để giải quyết. Những vấn đề không thể tách rời khỏi các vấn đề khác mà các vấn đề khác này không thể do các bên tự quyết định, thì cũng không thể đưa ra trọng tài để giải quyết. Những vấn đề mà theo quy định của pháp luật, Văn phòng Tổng chưởng lý phải can thiệp bằng cách đứng ra đại diện hoặc bảo vệ cho những người do không có người đại diện hoặc không đủ

năng lực nên không thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, thì cũng không thể được đưa ra giải quyết tại trọng tài.

b) Trọng tài được coi là trọng tài quốc tế khi:

(i) Các bên trong vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài cư trú ở các nước khác nhau;

(ii) Địa điểm trọng tài được xác định trong thoả thuận trọng tài hoặc theo thoả thuận đó là địa điểm tại một nước không phải là nước nơi các bên cư trú.

(iii) Quan hệ pháp luật làm phát sinh việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có ảnh hưởng đến lợi ích thương mại quốc tế.

Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản và có thể được đưa thành một điều khoản trong hợp đồng chính hoặc một thoả thuận độc lập với hợp đồng đó.

Thoả thuận trọng tài được coi là thoả thuận bằng văn bản không chỉ khi thoả thuận đó được thể hiện trong một văn bản được các bên ký, mà còn là kết quả trao đổi thư từ hoặc các phương thức liên hệ khác trong đó thể hiện ý định của các bên muốn đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết. Tố tụng trọng tài cũng có thể được tiến hành theo di chúc để giải quyết những bất đồng có thể phát sinh giữa những người thừa kế liên quan đến vấn đề phân chia hoặc quản lý di sản.

Thoả thuận trọng tài buộc các bên phải tuân thủ những gì đã cam kết và không cho phép thẩm phán và toà án xét xử các vấn đề thuộc về trọng tài nếu một trong các bên không viện dẫn ngay các ngoại lệ thích hợp đối với thoả thuận trọng tài đó. Các bên có thể bãi bỏ thoả thuận trọng tài để tiến hành khởi kiện ra toà án. Thoả thuận trọng tài bị coi là đã bãi bỏ khi một trong hai bên khởi kiện và bị đơn hoặc các bị đơn không viện dẫn các ngoại lệ thích hợp.

Tố tụng trọng tài bắt đầu được tiến hành khi bị đơn được tống đạt đơn kiện và được yêu cầu gửi văn bản trả lời về đơn kiện đó cho trọng tài. Việc các bên không tham gia không ảnh hưởng đến việc ra quyết định trọng tài hay làm quyết định đó mất hiệu lực. Trong trường hợp không có các quy định có liên quan trong thoả thuận trọng tài hoặc các quy định về trọng tài, thì các trọng tài viên sẽ quyết định địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài, địa điểm nơi xảy ra bất kỳ sự kiện cụ thể nào và sẽ thông báo cho các bên. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trọng tài viên sẽ xác định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài và thông báo cho các bên biết.

Trọng tài viên không phải tuân thủ đúng các thời hạn cụ thể, trừ khi thời hạn đó đã được thoả thuận giữa các bên hoặc thời hạn phải ra quyết định trọng tài do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trọng tài viên sẽ ấn định thời hạn cho việc trình bày đơn kiện.

Trọng tài viên theo đề nghị của một bên hoặc tự mình chấp nhận chứng cứ mà trọng tài viên cho rằng phù hợp và được chấp nhận theo quy định của pháp luật. Trong thủ tục xem xét chứng cứ, các bên được thông báo và các bên hoặc đại diện của các bên được phép trình bày ý kiến của mình. Sau khi kết thúc thủ tục xem xét chứng cứ, trọng tài viên có thể đồng ý nghe các bên hoặc đại diện của các bên trình bày.

Nếu các bên không có thoả thuận khác thì trọng tài viên phải ra quyết định trọng tài trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị đơn nộp bản trả lời về đơn kiện hoặc từ ngày cuối cùng để nộp bản trả lời đó. Trọng tài viên có thể kéo dài thêm thời hạn này, trừ khi các bên phản đối việc kéo dài đó.

Quyết định trọng tài phải được lập thành văn bản và có chữ ký của tất cả các trọng tài viên và các bên được thông báo về quyết định đó.

Quyết định trọng tài và các thoả thuận hoặc quyết định khác của Hội đồng trọng tài sẽ được quyết định theo đa số phiếu. Trong trường hợp số phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì Chủ tịch sẽ bỏ lá phiếu quyết

định. Nếu không đạt được thoả thuận theo đa số thì Chủ tịch sẽ ra quyết định trọng tài. Quyết định trọng tài đầu tiên có hiệu lực tương tự như bản án của toà án. Quyết định trọng tài có thể bị kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng được áp dụng đối với việc kháng cáo các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại quốc tế thường được đưa ra trọng tài giải quyết. Chủ thể tham gia hoạt động thương mại thường lo ngại về thủ tục tố tụng tại Toà án và lo ngại rằng các thẩm phán không có đủ thời gian và thiếu năng lực giải quyết các vụ việc thương mại quốc tế. Ngoài ra, việc xét xử tại Toà án thường kéo dài và tốn kém, trong khi tố tụng trọng tài lại linh hoạt, dễ dàng và tương đối tiết kiệm.

Việc các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau và sử dụng các ngôn ngữ khác nhau không phải là một trở ngại. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bên cần đưa vào hợp đồng một điều khoản ngắn trong đó nói rằng các bên đồng ý sẽ giải quyết bằng trọng tài các khiếu kiện có thể phát sinh. Sau đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia sẽ có quyền yêu cầu đưa vụ vi phạm ra giải quyết tại trọng tài như đã được quy định trong điều khoản trọng tài. Điều khoản này phải được đưa vào hợp đồng hoặc được lập thành một văn bản riêng và chỉ khi đó trọng tài viên mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh.

Hai điều khoản trọng tài Mẫu thường được áp dụng cho các hợp đồng của Tây Ban Nha:

Điều khoản Mẫu của Phòng Thương mại quốc tế Paris: “Mọi bất đồng phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết dứt điểm theo các Quy định về hoà giải và trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế, bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Quy chế này;”.

Điều khoản Mẫu của Toà án Trọng tài Tây Ban Nha (một tổ chức tích cực mới bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 1981, có uy tín ở châu Âu và Hoa Kỳ): “Mọi tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc thực hiện hợp đồng này

sẽ được giải quyết dứt điểm thông qua trọng tài bởi một hoặc nhiều trọng tài viên trong khuôn khổ của Toà án Trọng tài Tây Ban Nha, theo Quy chế của Toà án đó và các Quy định đối với Uỷ ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế”.

Trọng tài thương mại quốc tế có thể là trọng tài vụ việc hoặc trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc được sử dụng khi các bên tranh chấp trực tiếp chọn trọng tài viên, xem xét tình tiết cụ thể của vụ tranh chấp và nhân thân của trọng tài viên. Trọng tài thường trực là khi các bên đưa tranh chấp phát sinh từ hợp đồng ra giải quyết bằng trọng tài tại một tổ chức và tổ chức này sẽ chỉ định trọng tài viên nếu các bên không chỉ định hoặc không thoả thuận được với nhau về việc chỉ định này. Trong điều khoản về trọng tài của các hợp đồng dài hạn, các bên thường chọn tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 56)