Các đặc trưng pháp lý của hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 34 - 36)

vực đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.1. Các đặc trưng pháp lý của hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ nhất, hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI có một bên đương sự là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Trong quan hệ FDI có một bên chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài. Đó là các tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn kinh doanh - dưới hình thức đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng như hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT hoặc là một bên trong doanh nghiệp liên doanh và có phát sinh tranh chấp, các bên khởi kiện đến một cơ quan tài phán, nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở thành đương sự.

Thứ hai, các đương sự có quyền thoả thuận luật áp dụng để giải quyết nội dung vụ tranh chấp nếu không trái với quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác của các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hợp đồng BCC, BTO, BOT, BT có bản chất là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài căn cứ theo tiêu chí chủ thể của hợp đồng theo Điều 758 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Các nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thành lập tổ chức kinh tế (doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có quyền thoả thuận về luật áp dụng trong bản hợp đồng được ký kết miễn là thoả thuận đó không trái với pháp luật Việt Nam theo Điều 759 Bộ luật Dân sự năm 2005. Quy định này cũng được cụ thể hoá trong Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Điều 12 cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài có thể thoả thuận việc áp dụng pháp luật nước ngoài miễn là việc áp dụng không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, các bên tranh chấp được khuyến khích giải quyết tranh chấp tại trọng tài.

Đây là một điểm đặc thù của hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI so với các loại tranh chấp thông thường khác. Khoản 3 Điều 12 Luật Đầu tư có giải quyết tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua mộtrong những cơ quan, tổ chức sau đây: Toà án Việt Nam; trọng tài Việt Nam; trọng tài nước ngoài; trọng tài quốc tế; trọng tài do các bên thoả thuận thành lập. Đặc điểm này phù hợp với xu hướng của nhà nước ta là mở rộng quyền tự định đoạt của đương sự bằng việc mở rộng thêm phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế. Lý giải nguyên nhân của đặc điểm này chúng tôi sẽ trình bày ngay phần tiếp sau của Luận văn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam (Trang 34 - 36)