Những bài học kinh nghiệm đối với Hải Dương

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 43)

Hải Phòng và Quảng Ninh là 2 đỉnh của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Do phát huy được thế mạnh về vị tría địa lý, TNTN, 2 tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng trở thành những tỉnh đứng đầu cả nước về tốc độ TTKT, về GDP, về thu nhập bình quân đầu người... gắn với bảo vệ MTST. Qua thực tế giải quyết mối quan hệ giữa PTKT và MTST có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho vấn đề MTST trong PTKT ở Hải Dương. Đó là:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát huy tối đa những lợi thế của địa phương.

- Làm tốt công tác quy hoạch, phát triển tổng thể KT - XH nói chung, đặc biệt trong quy hoạch PTKT phải xác định được những ngành kinh tế mũi nhọn, những sản phẩm tiềm năng; xây dựng được những KCN, CCN tập trung để tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng và kiểm soát tốt ô nhiễm để bảo vệ MTST.

- Tăng cường công tác quản lý đất đai, rà soát việc thực hiện các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính của các chủ đầu tư; thu hồi, xử lý các dự án đầu tư vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường…

- Thực hiện thường xuyên, triệt để công tác thanh tra, giám sát, quản lý đối với việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, BVMT, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Đầu tư nguồn lực thực hiện các dự án BVMT đạt tiêu chuẩn.

- Nghiên cứu, triển khai tốt chủ trương, chính sách chung của Nhà nước về PTKTBV cũng như phải ban hành được chính sách kinh tế riêng của địa phương phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể [23].

* *

*

MTST là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội. Nó có vai trò to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi loại sinh vật sống trên trái đất. Còn PTKT là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật

chất và tinh thần của con người thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội. PTKT là xu thế và mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới. Giữa PTKT và MTST có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: MTST là địa bàn và đối tượng của PTKT, còn PTKT là nguyên nhân tạo nên các biến đổi về MTST.

Quá trình PTKT đòi hỏi một lượng lớn các nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu dẫn đến phải tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên. Xưa nay, chúng ta thường khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, sử dụng phương tiện lạc hậu làm lãng phí TNTN và làm chất lượng MTST xấu đi. Trong giai đoạn tới, nếu không được quan tâm đúng mức giữa PTKT và BVMT, nếu chỉ chú trọng nhiều đến PTKT thì nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ONMT sẽ lại trở thành một rào cản lớn đối với sự phát triển trong tương lai. Do đó, việc nắm rõ các quy luật của tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên, hiểu và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa PTKT và MTST không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn rất quan trọng về mặt thực tiễn giúp con người có những tác động phù hợp với xu hướng vận động của MTST, chung sống hòa hợp với thiên nhiên, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, tạo ra hiệu quả tích cực. Vì vậy, mỗi tác động của con người đối với MTST trong quá trình PTKT cần phải được tính toán, cân nhắc thận trọng và khoa học, đảm bảo MTST luôn được duy trì và vận động một cách tốt nhất mang lại hiệu quả KT - XH, nhằm hướng đến sự PTBV - đó là một tất yếu khách quan.

Qua thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa PTKT và MTST ở Hải Phòng và Quảng Ninh - 2 tỉnh giáp ranh và có một số điều kiện tương đồng, Hải Dương có thể tham khảo, học hỏi được một số kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, mỗi tỉnh có những điều kiện và lợi thế riêng. Nên trong quá trình PTKTBV, Hải Dương phải nghiên cứu, đề ra các chủ trương, chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng để kết hợp, vận dụng một cách tối ưu các giải pháp, bảo đảm mang lại hiệu quả cao nhất.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI

TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HẢI DƢƠNG 2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tác động đến môi trƣờng sinh thái ở Hải Dƣơng

2.1.1. Một số tiềm năng thế mạnh của Hải Dương

2.1.1.1. Tiềm năng khoáng sản

Theo số liệu điều tra năm 2008 về nguồn tài nguyên khoáng sản của Hải Dương đã cho thấy: rất phong phú và đa dạng.

Hải Dương có tổng số 26 mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau như: Than đá, than bùn: Trữ lượng ước tính khoảng 8 triệu tấn.

Cao lanh: 40 vạn tấn Bôxít: 151.000 tấn Đá vôi: 200 triệu tấn.

Thuỷ ngân hàm lượng từ 10 - 30g/tấn, trữ lượng khoảng 110 tấn.

Trong số những loại khoáng sản của Hải Dương, nổi bật nhất là khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng, phát triển ngành công nghiệp xi măng với quy mô lớn nhất đất nước hiện nay, sản lượng 5 triệu tấn xi măng/ năm. Khoáng sản cao lanh của Hải Dương có chất lượng tốt để phát triển ngành công nghiệp sành sứ.

Hiện nay tình trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này không có quy hoạch kế hoạch dẫn đến lãng phí và tổn hại đến MTST.

2.1.1.2. Tài nguyên đất

Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.147 ha, chiếm 10,77%; diện tích đất chuyên dùng là 13.669 ha, chiếm 16,1%; diện tích đất ở là 5.688,3 ha, chiếm 6,7% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là 6.368 ha, chiếm 7,5%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha, chiếm 78,66%, riêng đất lúa có 72.500 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.636 ha, chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7.276 ha, chiếm 6,88%. Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh

7.396 ha, diện tích đất mặt nước chưa được khai thác là 1.364 ha. Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 9.147 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 5,9%. Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 3.104 ha, diện tích rừng trồng là 6.043 ha [52].

2.1.1.3. Tài nguyên nước

Hải Dương có hệ thống sông ngòi dày đặc, diện tích của các con sông khoảng 10.944 ha, chiếm 6,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh với các sông lớn như: sông Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy… Có nhiều sông nội đồng thuộc hệ thống sông Bắc - Hưng - Hải thuận tiện cho việc giao thông, thuỷ lợi.

Nước thượng nguồn chảy qua sông Thái Bình khoảng 30 - 40 tỷ m3/ năm.

Ngoài ra trong các tầng địa chất của Hải Dương đều có trữ lượng nước ngầm khá phong phú, tuy nhiên chỉ có khoảng 30% là không bị nhiễm mặn có thể cấp ngay cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

Nguồn nước khoáng nóng của Hải Dương đến nay cũng đã phát hiện được 07 điểm, tập trung ở vùng đồng bằng ven Thành phố Hải Dương thuộc các huyện Nam Sách, Cẩm Giàng, Gia Lộc. Nguồn nước khoáng nóng là đối tượng khoáng sản hiếm có thể sử dụng vào liệu pháp chữa bệnh, đóng chai làm nước giải khát.

2.1.1.4. Tài nguyên sinh vật

Qua điều tra khảo sát của Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật trong những năm gần đây đã phát hiện có khoảng 400 loài thực vật, trong đó có 13 loài quý như Lim xanh, Đỗ trọng, Ngũ gia bì…Có khoảng 500 loài động vật, trong đó có 22 loài quý được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Về cây làm thuốc có khoảng 200 loài, tập trung nhiều nhất ở vườn Dược Sơn - Chí Linh.

Hải Dương trong tương lai do có lợi thế về TNTN, trong chiến lược PTKT sẽ tiến hành điều tra chi tiết và có quy hoạch cụ thể để phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mà sản phẩm chủ yếu là xi măng, phát triển du lịch sinh thái với những cảnh quan hấp dẫn như khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, vườn Dược Sơn, vườn chim ở Chi Lăng Nam (Thanh Miện) và nguồn nước khoáng nóng cho dưỡng sinh chữa bệnh và công nghiệp nước khoáng giải khát.

2.1.1.5. Về nông nghiệp

Hàng năm diện tích đất gieo trồng của Hải Dương đạt từ 107.000 - 110.000 ha, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt khoảng 460.800 tấn.

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện các dự án như trồng rau sạch, nuôi thuỷ sản, những loài cá và con đặc sản cho năng suất cao, thịt ngon. Tiếp tục quy hoạch, chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản và trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Phát triển đàn gia súc, gia cầm và đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến ra các địa phương trong toàn tỉnh, phấn đấu để ngày càng có nhiều hecta đạt trên 50 triệu đồng.

Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp vấn đề môi trường cũng đang là những bức xúc do việc sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng không đúng kỹ thuật đã gây ô nhiễm nguồn nước và đất, ĐDSH bị xâm hại, nhiều loài động vật đã bị tuyệt diệt, thiên địch nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng, công việc phòng ngừa rất khó khăn.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương

2.1.2.1. Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Tỉnh Hải Dương được tái lập năm 1997, từ đó đến nay TTKT của tỉnh luôn duy trì ổn định ở mức cao, CCKT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 1996-2000 đạt bình quân tăng trưởng 9,2%, giai đoạn 2001-2005 là 10,8%, cao hơn mức bình quân cả nước cùng kỳ 3,1%, năm 2006 tăng trưởng GDP của tỉnh là 11% giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 9,8%/năm; Quy mô kinh tế của tỉnh được nâng lên, tổng sản phẩm năm 2010 gấp 2,3 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người đạt 17,9 triệu đồng, tương đương khoảng 964 USD (mục tiêu 17 triệu đồng). CCKT tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. CCKT: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp năm 2006 đạt tỷ lệ 43,7% - 29,4% - 26,9%. Năm 2009 là 44,2% - 31,1% - 24,6%. Năm 2010 là 45,4% - 31,6% - 23%.

Nguồn:[25, tr12]

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế năm 2010 (Đơn vị: %)

Nguồn:[25, tr12]

Theo đó, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tương ứng từ 70,5% lao động nông nghiệp năm 2005 giảm xuống còn 54,5% năm 2010; công nghiệp, dịch vụ từ 29,5% năm 2005 tăng lên 45,5% năm 2010.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2005 (Đơn vị: %)

Nguồn: [25, tr.12].

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2010 (Đơn vị: %)

Nguồn: [25, tr.12].

Các thành phần kinh tế phát triển đúng định hướng, được tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng để phát triển. Kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực trọng yếu, có vai trò quyết định đến sự ổn định của nền kinh tế và cung cấp dịch vụ cơ bản cho người dân. Tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý. Kinh tế tập thể được củng cố và phát triển, có vai trò hỗ trợ chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn; kinh tế hộ phát triển đa dạng, góp phần tạo việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người dân.

Kinh tế ngoài nhà nước có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng từ 54,8% năm 2005 lên 56,4% năm 2010; trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng từ 13,8% năm 2005 lên 17,8% năm 2010. Trong 5 năm (2006 - 2010) cấp giấy chứng nhận thành lập 2.700 doanh nghiệp tư nhân và cấp chứng nhận đầu tư cho 133 dự án đầu tư nước ngoài. Đến đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 3.055 doanh nghiệp hoạt động, trong đó 33 doanh nghiệp nhà nước, 2.895 doanh

nghiệp ngoài nhà nước, 127 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,1%/năm, trong đó: trồng trọt và chăn nuôi tăng bình quân 1,3%/năm, lâm nghiệp tăng bình quân 3,3%/năm, thuỷ sản tăng bình quân 11,9%/năm. Bước đầu xây dựng được một số mô hình sản xuất rau quả theo công nghệ tiên tiến như: áp dụng quy trình VIETGAP vào trồng rau quả an toàn, chất lượng cao, trồng rau trong nhà lưới, sản xuất hoa công nghệ cao... Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 73,5 triệu đồng (mục tiêu 55 triệu đồng/ha). Chăn nuôi - thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, đến nay đã hình thành 5 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và 8 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

Kinh tế nông thôn tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được khuyến khích phát triển. Tỉnh đã đầu tư cải tạo, nâng cấp trên 3.000km đường giao thông nông thôn, có trên 100 xã đã cứng hoá 100% các tuyến đường nội bộ. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2010 đạt 88%. Quá trình cơ giới hoá các khâu trong sản xuất nông nghiệp có bước tiến đáng kể, đạt từ 80 đến 100%, đã cơ bản giải phóng sức lao động cho nông dân.

Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại; quy mô, năng lực sản xuất, sản phẩm một số ngành được nâng lên. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 13,2%/năm. Toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn.

Dịch vụ phát triển khá nhanh, đáp ứng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 14,8%/năm (mục tiêu 13%/năm). Một số lĩnh vực tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng như: xuất khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, bảo hiểm… Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu 5 năm đạt 2 tỷ 788 triệu USD, tăng 51%/năm (mục tiêu 25%/năm). Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển khá, doanh thu tăng bình quân 15,2%/năm; lượng khách du lịch tăng bình quân 20,6%/năm, các cơ sở lưu trú phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.

năm 2005 lên 4.005 tỷ đồng năm 2010, bình quân tăng 10,7%/năm, trong đó thu nội địa tăng 15,2%/năm (mục tiêu tăng 10%/năm) [24].

2.1.2.2. Về nguồn nhân lực

Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở, tại thời điểm điều tra 1/4/2009 tổng số nhân khẩu toàn tỉnh Hải Dương là 1.703.492 người, chiếm 2% dân số cả nước (dân số cả nước: 85.798.573 người). Trong đó nam là 833.459 người, chiếm 48,9%; nữ là 870.033 người, chiếm 51,1%; nhân khẩu thành thị là 324.930 người, chiếm 19,1%; nhân khẩu nông thôn là 1.378.562 người, chiếm 80,9%. Nhìn chung qua các năm số dân thành thị đều tăng lên và số dân lao động

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)