Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 102)

Chú trọng công tác quy hoạch, thẩm định đầu tư. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch PTKT - XH dài hạn và hàng năm cũng như xây dựng

các dự án đầu tư phải chú trọng ngay đến việc bảo đảm môi trường, ĐTM và có đầy đủ các hạng mục xử lý môi trường. Đồng thời, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, cấp phép các dự án quy hoạch, đầu tư xây dựng nhất thiết phải có báo cáo ĐTM và có ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định và các cơ quan chuyên môn về môi trường. Kiên quyết từ chối những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Đối với các CCN: việc quy hoạch CCN nhằm mục đích di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ONMT xen lẫn khu dân cư tới, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển cho các cơ sở trong nước có quy mô vừa và nhỏ tạo điều kiện sử dụng nguồn lao động dôi dư trong nông nghiệp. Trong tổng số 38 CCN được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch đã có 25 cụm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, xây dựng đường điện, đường giao thông, các công trình xử lý môi trường, diện tích trồng cây xanh… và đi vào hoạt động. Tỉnh cần tạo điều kiện cho 13 CCN còn lại hoàn thành giải phóng mặt bằng và các công trình hạ tầng để triển khai cho các dự án vào đầu tư theo quy hoạch.

Đối với vùng nông thôn: phải tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết nông thôn mới đến cấp xã trên địa bàn tỉnh cho phù hợp. Thực hiện quy hoạch và quản lý môi trường theo quy hoạch cho các làng nghề truyền thống, trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải thiện ONMT cho khu vực nông thôn, làng nghề. Triển khai áp dụng Quy hoạch mô hình PTBV cho phù hợp với điều kiện tại địa phương. Trong thời gian từ 2011 - 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ban ngành khác thực hiện tốt các dự án ưu tiên triển khai (có phụ lục kèm theo).

Quy hoạch không gian đô thị Hải Dƣơng:

Đến năm 2020 phát triển thành phố Hải Dương sẽ hình thành 3 khu vực: + Khu đô thị cũ hiện tại phát triển mở rộng.

+ Khu đô thị ven sông Thái Bình. + Khu đô thị ven sông Sặt.

Và 6 vùng được định hướng sử dụng và BVMT cụ thể như sau:

* Vùng I: Vùng nội thành cũ

- Cải tạo hệ thống thoát nước không cho nước thải vào hồ. - Cải tạo nâng cấp các hồ và ven hồ thành công viên, nơi giải trí.

- Cải thiện hệ thống thu gom rác.

- Nâng cấp các công trình hiện có, giải toả các khu nhà lụp xụp, mất vệ sinh, xây dựng các khu phố, toà nhà mới hiện đại.

- Quy hoạch bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá.

- Bổ sung cây xanh đạt từ 8 - 10 m2/người.

- Thiết lập mạng lưới Quan trắc môi trường.

- Chuyển các cơ sở công nghiệp, chăn nuôi về vùng 2.

* Vùng II: Vùng ngoại thành

- Cần quy hoạch chi tiết về môi trường, lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

- Phát triển các khu công nghiệp sạch, ít chất thải và có hệ thống kiểm soát ô nhiễm.

- Phát triển các khu đô thị mới hiện đại, văn minh, có tỉ lệ cây xanh cao. - Nâng cấp hệ thống thoát, xử lý nước thải hiện hữu và xây dựng mới. - Cải thiện, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Nghiên cứu thiết lập khu xử lý rác quy mô lớn, hợp vệ sinh ở Tứ Minh cho toàn thành phố.

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ít sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân hoá học, xây dựng một số làng chuyên canh rau, hoa, quả sạch cung cấp cho thành phố.

* Vùng III: Vùng Nam sông Thái Bình

- Nâng cấp và xây dựng hệ thống thoát, xử lý nước thải.

- Thực hiện quy hoạch lồng ghép với bảo vệ môi trường. Bảo vệ chất lượng nước sông Thái Bình, đặc biệt tại điểm thu nước cho Nhà máy Nước sạch Hải Dương.

- Xây dựng và quy hoạch đô thị mới hiện đại với đường phố rộng, cơ sở hạ tầng tốt, tỉ lệ cây xanh cao.

- Bổ sung cây xanh ven các đường phố, Quốc lộ, xây dựng một số công viên nhỏ.

- Giải toả các khu nhà lụp sụp ven đường, chuyển các cơ sở công nghiệp về các khu công nghiệp vùng 2.

nghĩa trang chung của thành phố.

* Vùng IV: Vùng ven sông Sặt

- Giải toả nhà ven sông Sặt ở trung tâm cải tạo, nạo vét kè đá sông Sặt thành khu công viên giải trí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không phát triển khu công nghiệp trong vùng IV. - Cải tạo môi trường khu vực cảng sông Thái Bình. - Duy trì các làng hoa và chuyờn canh rau màu.

* Vùng V: Vùng bờ Tây sông Thái Bình

- Quy hoạch, xây dựng thành khu đô thị mới, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Không phát triển công nghiệp, bến cảng, thương mại.

- Quy hoạch, xây dựng tại khu ngoài đê Bắc Ngọc Châu, khu công viên văn hoá, vui chơi lớn.

- Nâng cấp bãi rác Soi Nam, xây dựng trạm chế biến, phân loại rác. Nâng cấp trạm bơm Ngọc Châu, xây dựng trạm xử lý nước thải cho thành phố.

* Vùng VI: Vùng mặt nước sông Sặt, sông Thái Bình

- Xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ chất lượng nước sông Thái Bình, nhất là các điểm thu và cấp nước.

- Xây dựng các bến tàu và quản lý cảng để kiểm soát ô nhiễm.

- Cải tạo sông Sặt, giải toả các công trình lấn chiếm dòng chảy, nạo vét kè đá đoạn trung tâm, không cho nước thải thành phố vào sông Sặt.

- Xây dựng các khu vui chơi, thể thao dưới nước ở điểm thượng lưu cầu Phú Lương và trên sông Sặt [60].

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 102)