Những tác động của phát triển kinh tế đến môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 29)

Lịch sử đã chứng minh quan hệ giữa con người với thiên nhiên là quan hệ qua lại, tác động tương hỗ với nhau. Thiên nhiên cung cấp nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sống, sản xuất và quản lý của con người. Giữa PTKT và MTST có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: MTST là địa bàn và đối tượng của PTKT, còn PTKT là nguyên nhân tạo nên các biến đổi về MTST. Sự tác động của PTKT đến MTST diễn ra theo 2

hướng: tích cực và tiêu cực.

1.2.1.1. Những tác động tích cực - Tạo ra thêm nhiều loại môi trường

Trong quá trình tác động vào MTST, con người đã đồng thời tạo ra các loại môi trường nhân tạo, môi trường xã hội ngày càng đa dạng, phong phú (môi trường đô thị, lối sống công nghiệp…). Xét sâu xa, đó là nguồn gốc phát triển của các PTSX, sự tiến hóa của xã hội loài người. Mỗi loại môi trường với những đặc trưng riêng sẽ có tác dụng khác nhau đến loại hình và quy mô của PTKT.

- Khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường

Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người đã sử dụng được sức gió, sức nước, bức xạ mặt trời, thủy triều… tạo ra nguồn nguyên liệu, năng lượng sạch vô tận cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Nhiều yếu tố của môi trường trước đây được coi là vô dụng (địa nhiệt, thủy triều…) hay nhiều khu vực trước đây là bất lợi, không có giá trị kinh tế thì nay lại trở thành nguồn lực quý giá hay là nơi được các ngành công nghiệp, nông nghiệp, hay dịch vụ, du lịch khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

- PTKT góp phần bảo vệ, cải tạo MTST hoặc tạo ra kinh phí cho sự cải tạo đó.

Khoa học - kỹ thuật phát triển cho phép con người đi sâu nghiên cứu và ứng dụng phổ biến công nghệ sạch trong sản xuất của cải vật chất, cho phép ngăn chặn, khắc phục những hậu quả do thiên nhiên gây ra. PTKT đi đôi với BVMT sẽ làm cho MTST trở nên trong lành, khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý, tiết kiệm TNTN sẽ góp phần bảo vệ, giữ gìn MTST.

Ngày nay, con người tác động đến MTST làm biến đổi MTST không chỉ trên bề mặt trái đất, mặt biển mà còn cả tầm cao vũ trụ, chiều sâu lòng đất, lòng đại dương. Trái đất trở nên "nhỏ bé" hơn trước khả năng của con người, và dường như MTST cũng ngày càng trở nên mỏng manh trước "vũ lực" của con người.

1.2.2.2. Những tác động tiêu cực

PTKT có những tác động xấu đến môi trường, làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực, điều đó được thể hiện chủ yếu trên các phương diện sau:

- Khai thác cạn kiệt các nguồn TNTN hữu hạn

cao của con người và xã hội loài người thì phải khai thác các nguồn TNTN (đất, nước, rừng, động thực vật, than đá, dầu khí, quặng…). Quá trình này ngày càng có quy mô rộng lớn với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn. Nếu mức độ khai thác nhỏ hơn khả năng phục hồi của TNTN thì môi trường sẽ được cải thiện. Ngược lại, nếu mức khai thác lớn hơn khả năng phục hồi thì môi trường không những không được phục hồi mà còn có thể ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt. Điều đó không những làm đình trệ sự PTKT của thế hệ hiện tại mà còn là ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40 năm nữa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảng sinh tồn của con người” [63].

Hiện nay, tài nguyên rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Vào thời tiền sử, diện tích rừng đạt 8 tỉ ha (chiếm 2/3 diện tích lục địa), đến thế kỷ XIX còn khoảng 5,5 tỉ ha và hiện nay còn khoảng 2,6 tỉ ha (cứ mỗi phút toàn cầu mất khoảng 30 ha rừng) và theo dự báo, với tốc độ này, chỉ khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất.

Ở nước ta, rừng đã từng bị suy giảm nhanh. Đầu thế kỷ XX, độ che phủ đạt 50% sau đó giảm mạnh, đến cuối những năm 80 chỉ còn gần 30%. Việc phá rừng một cách bừa bãi đã dẫn đến tình trạng suy thoái đất đai, hoang mạc hóa, hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ trái đất… Đất đai là tài nguyên vô giá cũng đang bị xâm hại nặng nề. Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có khoảng 10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5 ha/người xuống còn 0,27 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/người.

Các tổn thất về tài nguyên đất, rừng đã dẫn đến tổn thất về đa dạng sinh học và nguồn gen đặc hữu: ước tính chúng ta có khoảng 12.000 loài thực vật, khoảng gần 1000 loài chim, 300 loài thú, hơn 300 loài bò sát lưỡng thể, trong đó

có nhiều loài quý hiếm. Nếu chúng ta không biết bảo vệ chúng thì sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

- Thải các chất độc hại vào môi trường

Ngay trong khi khai thác TNTN thì con người cũng chỉ sử dụng những sản phẩm cần thiết, phần dư thừa vẫn để lại môi trường. Một số chất dư thừa này là nguyên nhân gây ONMT như: phần đất đá, quặng dư thừa kém chất lượng ở các mỏ khoáng sản, phần khí ở các mỏ dầu khí…

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt: chế biến nông - lâm - thủy sản, hoạt động nông nghiệp truyền thống, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe… không thể tránh được việc thải các chất thải trong đó có nhiều chất

độc hại vào môi trường. Chúng có thể là các chất khí như CO, CO2, SO2, H2S,

NH3… xâm nhập vào khí quyển làm ô nhiễm không khí; các CTR như các tạp

chất, các hợp chất kim loại, các loại xơ, bụi, rác… được chôn vùi xuống lòng đất làm ô nhiễm nguồn đất; nước thải của sản xuất, sinh hoạt có chứa hợp chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng… được đổ ra sông suối, ao hồ, biển làm ô nhiễm nguồn nước. Quá trình tiêu dùng cũng thải ra nhiều tạp chất như vỏ, bao bì thức ăn thừa… vào môi trường, trong quá trình phân hủy chúng sẽ tạo ra các độc tố gây ONMT.

Trên thế giới, mỗi năm có hơn 40 triệu tấn chất thải ôxit nitơ, trong đó có 64% là do chất đốt nhiên liệu hóa thạch, 22% bắt nguồn từ đất, 14% là từ các quá trình cháy khác. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phá hủy 30% tầng ôzôn.

- Làm biến đổi, mất cân bằng sinh thái và hủy hoại trực tiếp MTST

* Trong quá trình PTKT, con người đã làm biến đổi MTST tự nhiên, tác động này hiện nay là rất lớn và đa dạng, cụ thể như sau:

+ Chuyển nhiều đất rừng thành đất nông nghiệp, làm mất đi nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, xúc tiến quá trình rửa trôi, xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu.

+ Cải tạo đầm lầy thành các khu đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản, các khu canh tác nông nghiệp, làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng lớn đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.

+ Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các KCN, khu dân cư tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.

độ khác nhau.

* PTKT tác động tới cân bằng sinh thái thể hiện qua một số ví dụ sau: + Săn bắn và đánh bắt quá mức làm suy giảm nhiều loài dẫn đến mất cân bằng sinh thái và làm tuyệt chủng nhiều loài động vật quý hiếm.

+ Chặt phá rừng tự nhiên để lấy gỗ, lấy đất canh tác làm mất nơi cư trú của nhiều loài động và thực vật.

+ Du nhập các loài sinh vật lạ, ảnh hưởng tới nơi sinh sống và nguồn thức ăn của những sinh vật bản địa, dẫn đến tuyệt diệt.

+ Đưa các hệ sinh thái tự nhiên nhiều chất độc nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân hủy như thuốc trừ sâu, các chất hữu cơ tổng hợp, dầu mỡ và những kim loại nặng.

* PTKT còn góp phần hủy hoại trực tiếp MTST

Ngoài khai thác các nguồn TNTN và thải các chất thải vào môi trường làm biến đổi MTST, các hoạt động của con người còn hủy hoại trực tiếp MTST. Chẳng hạn như: khai thác rừng bừa bãi làm mất độ che phủ của rừng gây xói mòn đất, "sa mạc hóa" nguồn đất; phá rừng đầu nguồn gây ra ngập úng, lũ quét, khô hạn ở nhiều vùng làm mất đi điều kiện sống bình thường của các sinh vật ở nước ta; đắp đập, ngăn sông làm thủy điện sẽ gây nhiều tác động khác nhau tới môi trường: thay đổi dòng chảy, gây xói mòn ở hạ lưu, thay đổi khí hậu của một vùng rộng lớn…; sự cố do sản xuất hay vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu như: dò gỉ nhà máy điện nguyên tử, đắm hoặc tràn tàu chở dầu trên sông, biển, tro bụi núi lửa… là những thảm họa vô cùng to lớn để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho MTST và đời sống xã hội.

Trong thời gian gần đây thế giới đang phải hứng chịu những hậu quả từ những tai họa của thiên nhiên: động đất, sụt núi, lở đất, băng tan, sóng thần, núi lửa, hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng Elnino… có nguyên nhân một phần là do các hoạt động hủy hoại môi trường của con người, và tác nhân chính là PTKT [22, tr.144-148].

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)