Sự cần thiết khách quan phải bảo vệ môi trường sinh thái trong

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 33)

phát triển kinh tế bền vững

Phát triển là xu thế tất yếu của mọi xã hội, là quy luật của tiến hóa trong thiên nhiên. Không thể ngừng hay hãm lại sự phát triển của xã hội loài người mà

trường và phát triển.

Năm 1970, Câu lạc bộ Roma đã đưa ra một khuyến cáo làm chấn động dư luận thế giới. Khuyến cáo này dựa trên kết quả nghiên cứu các mối quan hệ giữa dân số, TNTN, lương thực, sản xuất công nghiệp, ONMT cho thấy rằng: dân số, lương thực và hàng hóa công nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân, cho tới ngày TNTN cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề sẽ làm suy giảm, thậm chí đình chỉ một số hoạt động sản xuất công, nông nghiệp. Nhân loại quá đông đúc sẽ lâm vào tình trạng đói ăn, thiếu đồ dùng, sức khỏe giảm sút, bệnh tật lan tràn và do đó sẽ suy tàn. Nền văn minh công nghiệp xây dựng hơn 300 năn vừa qua sẽ sụp đổ, diệt vong như bao nền văn minh trước đây đã theo nhau tàn lụi trong quá khứ! Trái Đất, ngôi nhà chung của loài người chỉ chịu được một tải trọng nhất định, sự phát triển của nhân loại là có giới hạn. Vượt quá giới hạn này sẽ đi tới diệt vong [11, tr.43].

Nhiều người đã cho rằng kết luận này quá bi quan, nhưng không phải không có phần đúng về lý luận cũng như về thực tiễn thế giới đương thời. Con người đã từng coi tự nhiên là đối tượng để khai thác, bóc lột mà quên mất rằng tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Nó cũng cần được chăm sóc, bảo vệ để tồn tại và phát triển. Trong quá trình tác động, cải biến tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã vi phạm nhiều đến đạo đức sinh thái và mức độ đó ngày càng nghiêm trọng hơn theo đà tăng trưởng của kinh tế. Điều đó đã dẫn đến sự trả thù của tự nhiên bằng những thảm họa khôn lường (động đất ở Haity ngày 12/1/2010 với hơn 230.000 người chết, lũ lụt lịch sử ở Pakistan tháng 8/2010 cướp đi sinh mạng của 1.600 người, động đất, lở đất ở Trung Quốc tháng 4/2010 cướp đi sinh mạng hơn 2000 người, núi lửa ở Iceland hoạt động mạnh liên tục trong những ngày trung tuần tháng 4 tạo ra những đám tro bụi khổng lồ đã buộc phần lớn các sân bay ở châu Âu phải đóng cửa khiến hàng nghìn chuyến bay bị hủy và hàng triệu hành khách bị mắc kẹt, gần đây nhất là trận động đất, sóng thần ở Nhật Bản ngày 11/3 với hơn 20.000 người chết…). Điều này đã được Ph.Ăngghen nhắc nhở rằng: không nên quá khoái chí về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc nhở chúng ta hoàn toàn không thống trị giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác tất cả các sinh vật khác, biết nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó

một cách đúng đắn [35, tr.655].

Đồng thời ông cũng cảnh báo: “chúng ta cũng không nên quá tự hào về

những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần chúng ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [35, tr.654].

Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng TTKT nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc - quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường. Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và xói mòn mọi công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh tác đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu héc ta. 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Đất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm. Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là hai nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại nước cống thải. Báo cáo tiên đoán lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn Độ [63].

Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ONMT do TTKT gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, TTKT Việt Nam trong những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam rằng, chúng ta

không thể chạy theo các chỉ số TTKT mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh. Nói cách khác, môi trường bị hủy diệt chính là mặt trái của tăng trưởng ở Việt Nam.

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng, bây giờ là thời điểm mà Việt Nam cần kiên trì theo đuổi phát triển bền vững. Nếu không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường thì Việt Nam sẽ có thể xóa đi tất cả các thành tựu đã đạt được từ trước tới nay… Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhấn mạnh: 20 năm tăng trưởng kinh tế liên tục, nhưng cứ tăng 1 GDP mà không có chiến lược môi trường thì sẽ mất đi 3GDP về môi trường. Nhận thức rõ mối quan hệ giữa MTST với PTKT và vai trò quan trọng của MTST đối với PTBV nên ở nước ta quan điểm BVMT trong PTBV đã trở thành tiêu chí cơ bản trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1/2011), Đảng ta chủ trương: “Coi trọng bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ lãnh đạo các cấp về BVMT. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ONMT. Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng và tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Đưa nội dung BVMT vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án đầu tư. Các dự án, công trình đầu tư xây dựng mới bắt buộc phải thực hiện nghiêm các quy định BVMT. Quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm TNTN, đảm bảo cân bằng sinh thái. Chú trọng PTKT xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển ''năng lượng sạch'', ''sản xuất sạch'', ''tiêu dùng sạch''. Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; tích cực tham gia, phối hợp cùng cộng đồng quốc tế hạn chế tác động biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời có các cơ chế, chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực BVMT” [28, tr.221].

Để đảm bảo PTBV thì bên cạnh TTKT, phải coi trọng BVMT ngay trong từng giai đoạn, từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với môi trƣờng sinh thái

1.3.1. Phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở một số địa phương số địa phương

1.3.1.1. Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng biển, trực thuộc Trung ương, nằm ở đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Đông, Đông - Bắc. Là đầu mối giao thông quan trọng, có vị trí thuận lợi về giao lưu KT - XH với các tỉnh trong vùng Đông Bắc Bộ và với quốc tế. Là một trong những cầu nối quan trọng góp phần thức đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Diện tích đất tự nhiên là 1.519 km2, dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ

dân số 1.207 người/km2.

Thành phố tập trung cao độ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

- Về PTKT: Tổng sản phẩm trong nước (GDP): bình quân trong 5 năm đạt 11,15%, gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. CCKT chuyển dịch theo hướng tiên tiến, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 87% năm 2005 (dịch vụ 50,8%) lên 90% năm 2010 (dịch vụ 53%). Quy mô kinh tế tăng đáng kể so với năm 2005, GDP năm 2010 gấp 1,7 lần, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm 2010 đạt 1.742USD/người); tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,4% (năm 2005 là 3,6%).

+ Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá: Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 14,93%/năm tiếp tục giữ vai trò chủ lực. Kinh tế dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên; GDP chiếm tỷ trọng cao; tăng trưởng bình quân 12,39%/năm. Hoạt động dịch vụ cảng biển phát triển nhanh. Sản lượng hàng

thông qua các cảng trên địa bàn đạt mục tiêu Đại hội đề ra trước 2 năm. Năm 2009 đạt 32,5 triệu tấn, tăng 13,7% [48].

Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo đảm an ninh lương thực. Giá trị sản xuất tăng bình quân 4,54%/năm, tiếp tục là trung tâm sản xuất giống thuỷ - hải sản ở miền Bắc.

Kinh tế biển, khai thác khá toàn diện các yếu tố tài nguyên, lợi thế biển và cảng biển, là một trong những trọng điểm kinh tế biển của cả nước. Xây dựng, triển khai quy hoạch PTKT biển Hải Phòng đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Xây dựng Quy hoạch chung Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đến năm 2025 theo hướng là một trung tâm kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực của Vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước [56].

- Về khai thác TNTN và BVMT:

Công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, công tác BVMT được chú trọng. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng và thực hiện, đảm bảo yêu cầu về chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch PTKT - XH, quốc phòng - an ninh. Thể chế hoá chính sách của Nhà nước về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Thành phố đã thực hiện quan điểm đầu tư phát triển gắn với BVMT đạt kết quả bước đầu; kiên quyết không chấp thuận dự án công nghiệp có thiết bị, công nghệ không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Công tác quản lý, giám sát môi trường đô thị, các trọng điểm du lịch, sản xuất công nghiệp, nhất là ở các cơ sở mới đầu tư có nhiều tiến bộ. Các biện pháp quản lý, BVMT ở những khu vực trọng điểm, nguy cơ ô nhiễm cao được tăng cường. Việc xây dựng cơ chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý, BVMT được chú trọng. Cải tạo, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị phục vụ công tác BVMT, góp phần cải thiện năng lực, trình độ bảo vệ và khả năng ứng cứu, khắc phục sự cố về môi trường.

Tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, việc sử dụng các nguồn tài nguyên và BVMT tại các doanh nghiệp, đã phát hiện xử phạt hành chính và yêu cầu khắc phục hậu quả đối với 18 đơn vị. Kiểm tra sau ĐTM 31 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn các quận Kiến An, Hồng Bàng và các huyện Thủy Nguyên, An Dương. Cấp 45 sổ đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, 18 báo cáo

ĐTM; 32 Đề án BVMT. Hướng dẫn 28 chủ dự án thực hiện các yêu cầu về BVMT đối với các dự án sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Uỷ ban nhân dân thành phố.

Thành công trên xuất phát từ việc thực hiện tương đối hiệu quả các giải pháp PTKT, phát triển và quản lý đô thị, BVMT:

- Tập trung triển khai Quyết định số 1448/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 bằng các Đề án, Dự án cụ thể. Tổ chức công bố công khai các quy hoạch và cắm mốc các quy hoạch được duyệt để quản lý. Khẩn trương rà soát, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị, xây dựng nhanh một số dự án khu đô thị trọng điểm; các dự án quản lý và xử lý CTR Hải Phòng, Dự án nâng cấp đô thị, Dự án thoát nước mưa, thoát nước thải và quản lý CTR Hải Phòng giai đoạn I…, quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội; thực hiện các giải pháp quản lý và phát triển đô thị, nhất là trật tự đô thị, khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị; tuyên truyền, giáo dục nếp sống và văn minh đô thị. Quan tâm công tác cải tạo, chỉnh trang nâng cấp đô thị cũ; phát triển mạnh quỹ nhà chung cư, nhà ở xã hội cho công nhân, sinh viên và người có thu nhập thấp.

- Quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo nguồn lực khoáng sản được sử dụng hợp lý, tiệt kiệm, có hiệu quả. Tích cực phòng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt khu vực phục vụ việc xây dựng các công trình, dự án; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các KCN, các khu

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)